| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi hướng nào?

Thứ Sáu 05/07/2013 , 09:50 (GMT+7)

Một trong những nhiệm vụ cấp bách Bộ NN-PTNT đặt ra là sẽ rà soát, điều chỉnh giảm 200.000 ha lúa vụ TĐ ở ĐBSCL.

SX lúa trúng mùa, sản lượng tăng nhưng tình hình tiêu thụ khó khăn. Cuối tháng 6/2013, tại hội nghị triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm, có nhiều ý kiến đặt vấn đề chuyển đổi đất lúa. Một trong những nhiệm vụ cấp bách Bộ NN-PTNT đặt ra là sẽ rà soát, điều chỉnh giảm 200.000 ha lúa vụ TĐ ở ĐBSCL.

Bộ chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu các loại giống cây trồng phù hợp từng vùng. ĐBSCL sẽ chuyển đổi cây trồng theo hướng nào trên vùng đất lúa?

SX bắt nhịp thị trường

Vụ  ĐX 2012-2013, ĐBSCL SX 1.545.481 ha lúa, đạt 100,95% kế hoạch, năng suất bình quân 69,09 tạ/ha, sản lượng đạt hơn 10,6 triệu tấn lúa. Theo kế hoạch, vụ HT SX hơn 1,6 triệu ha, tăng 205 ha; vụ TĐ 803.000 ha, tăng 21.988 ha và vụ mùa 197.630 ha, tăng 2.978 ha. Như vậy diện tích SX các vụ lúa trong năm đều tăng hơn năm trước.

Từ khi đưa vào SX 3 vụ lúa chính trong năm, diện tích lúa TĐ liên tiếp tăng lên: Năm 2011 có 602.400 ha, tăng 100.000 ha so năm 2010; năm 2012 tăng lên 781.012 ha. Đó là những năm thị trường xuất khẩu thuận lợi, giá tốt, lúa TĐ đóng góp vào thành tích tăng tăng sản lượng từ 1 triệu tấn lên trên 3 triệu tấn lúa/năm.


Chuyển đổi trồng màu trên đất lúa

Hơn nữa, lúa TĐ vào mùa thu hoạch khô ráo, có thể làm giống cho vụ ĐX, bán giá tốt hơn so với vụ lúa HT. Tuy nhiên, phân tích bài toán đầu tư đê bao kinh phí lớn, làm lúa lo âu rủi ro trước ẩn số mùa lũ bất thường hàng năm, lúa TĐ cần hoàn thiện để đạt hiệu quả cao.

Từ sau vụ ĐX trúng mùa, sản lượng tăng nhưng giá bán thấp, diễn biến thị trường xuất khẩu gạo không thuận lợi. Kế đến vụ HT 2013 SX lúa dư thừa. Chuẩn bị trước vụ lúa TĐ 2013, ý kiến các chuyên gia trong ngành nông nghiệp bày tỏ lo ngại, nhất là ở hai tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long là An Giang, Đồng Tháp có kế hoạch tăng diện tích lúa TĐ lên quá cao, chiếm diện tích lớn nhất trong tổng số hơn 800.000 ha lúa TĐ của toàn vùng.

TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho rằng: Vừa qua, ở một vài nơi chất lượng lúa HT kém là do thu hoạch gặp lúc mưa dầm kéo dài. Nhưng nhìn chung vụ HT, TĐ, nông dân có đủ khả năng đảm bảo SX lúa đạt chất lượng tốt.

Vấn đề quan trọng là tổ chức SX và tiêu thụ. Có thể nhận thấy rằng chương trình cánh đồng mẫu lớn trong 2 năm qua được nhiều tỉnh trong vùng thực hiện thí điểm thành công và nhận được nhiều lời khen ngợi.

Từ việc đầu tư hình thành vùng nguyên liệu, SX một loại giống, chất lượng lúa, gạo được nâng lên. Vì sao cho đến nay toàn vùng  chỉ mở rộng CĐML 76.000 ha? Tổ chức, tái cơ cấu SX bắt nhịp từ thị trường rõ ràng cần có DN tham gia.

Phân vùng chuyển đổi

Theo Cục Trồng trọt, trong cơ cấu mùa vụ SX lúa ở ĐBSCL vụ TĐ cần tiếp tục quy hoạch, hoàn chỉnh cơ cấu để canh tác ổn định. SX lúa TĐ dựa trên cơ sở an toàn, hiệu quả khai thác công trình, hiệu quả SX, bền vững môi trường và tiếp cận đầy đủ về khả năng tiêu thụ lúa hàng hóa.

Vụ lúa TĐ ở ĐBSCL có thể chia làm 3 cơ cấu và tiểu vùng. Vùng ảnh hưởng lũ, ngập sâu tại An Giang, Đồng Tháp năm 2012 có khoảng 230.530 ha. Vùng chịu ảnh hưởng lũ ngập nông Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang khoảng 296.000 ha.

Vùng ven biển không chịu ảnh hưởng lũ gồm Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau khoảng 176.500 ha. Bên cạnh đó lúa TĐ ở Long An có 50.000 ha và Bến Tre 30.000 ha cần được xem xét sắp xếp, thống kê vào cơ cấu vụ ĐX hoặc vụ mùa và tính toán sản lượng lúa trong năm cho phù hợp.

Qua khảo sát, kiểm nghiệm, TS Chu Văn Hách, Trưởng Bộ môn Phân bón & kỹ thuật canh tác, Viện Lúa ĐBSCL nhận định: Trên các vùng sinh thái khác nhau ở ĐBSCL có thể chi thành 3 tiểu vùng: Đất phù sa, đất phèn và đất phèn nhiễm mặn vùng ven biển.

Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy đất lúa 3 vụ nếu canh tác liên tục 5 - 6 năm, năng suất sẽ giảm. Vụ ĐX năng suất dưới 6 tấn/ha, giảm 500 kg/ha. Vụ HT, TĐ cũng giảm năng suất đất do không được nghỉ. Do đó, muốn thực hiện giải pháp chuyển sang trồng màu như đậu nành, bắp lai... cần hỗ trợ kỹ thuật SX, thu hoạch, bảo quản và liên kết DN tìm thị trường tiêu thụ cho nông dân.

Vùng nào không bị nhiễm mặn và có đê bao ngăn lũ đều có thể canh tác lúa 3 vụ, nhất là khi thị trường giá lúa tốt lên. Qua thực tế khảo sát năm 2012, trong hơn 781.000 ha lúa TĐ nhưng có khoảng 550.000 - 600.000 ha lúa trong vùng đê bao an toàn.

TS Hách khuyến cáo về mặt khoa học, sinh học, dinh dưỡng đất mô hình 2 lúa - 1 màu vụ xuân hè rất phù hợp. Trên vùng đất phù sa An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp đất trồng lúa có thể trồng màu thích hợp.

Vùng đất phèn ở Đồng Tháp, tứ giác Long Xuyên (An Giang, Kiên Giang) do hệ thống thủy lợi tốt, rửa phèn nên có có thể luân canh 2 lúa - 1 màu. Riêng vùng phèn mặn khuyến cáo làm lúa chất lượng cao 1 hoặc 2 vụ, mô hình lúa - tôm duy trì hài hòa. (Hết)

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân được mùa lớn, giá cao chưa từng thấy, nông dân vui phơi phới

Nông dân Phú Yên đang thu hoạch lúa đông xuân trong niềm vui lớn khi lúa vừa được mùa, giá lại cao chưa từng thấy.

Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, làng thông minh được xây dựng từ các hội quán nông dân, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.