| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi linh hoạt cây trồng, vật nuôi hiệu quả

Thứ Tư 30/09/2020 , 06:30 (GMT+7)

Thanh Hóa đã chuyển đổi linh hoạt trên 45 nghìn ha sang các loại cây trồng cho hiệu quả cao. Chăn nuôi cũng đã có bước chuyển mình để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nếu không có việc UBND xã Trường Xuân (huyện Thọ Xuân) mạnh dạn biến cánh đồng Xốn, một vùng đầm lầy thành khu chăn nuôi tập trung thì có lẽ đến nay, đây cũng chỉ là cánh đồng mỗi năm sản xuất một vụ lúa với năng suất chưa đến 2 tạ/sào (500m2). Có thời điểm, nông dân đã bỏ hoang cánh đồng này, cỏ dại mọc um tùm, mặc cho chính quyền các cấp ra sức vận động.

Thế nhưng, hôm nay, về đồng Xốn mới thấy rõ hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở vùng đất này.

Chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp nông nghiệp Thanh Hóa không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Ảnh: Võ Dũng.

Chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp nông nghiệp Thanh Hóa không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Ảnh: Võ Dũng.

Bà Trịnh Thị Hạnh, chủ cơ sở chăn nuôi gà tại thôn Long Linh Ngoại, xã Trường Xuân cho biết, hiện gia đình bà có 2 ha phục vụ chăn nuôi gà và đào ao thả cá tại đồng Xốn. Đây là vùng chiêm trũng của xã, trước đây chỉ sản xuất lúa vụ xuân nhưng sau đó hầu hết người dân đều bỏ không làm vì hiệu quả kinh tế thấp. Nhận thấy tiềm năng có thể phát triển chăn nuôi, gia đình bà đã thầu khoán lại 2 ha đào ao thả cá và nuôi gà.

“Từ một cánh đồng chiêm trũng, sau khi xã quy hoạch, các tuyến đường được mở rộng, đổ bê tông, nhiều hộ dân đã mạnh dạn nhận khoán, hiện đã có 14 hộ về đây làm trang trại chăn nuôi với tổng diện tích 73 ha. Riêng gia đình tôi, từ nuôi gà, thả cá mỗi năm cũng đem về lợi nhuận trên dưới 200 triệu đồng. Năm nào thuận lợi, giá gà cao có thể lãi ròng trên 250 triệu đồng, đó là điều ít ai nghĩ đến khi bỏ nhà, bỏ vườn ra vùng chiêm trũng này lập nghiệp. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên vùng đất này thực sự đã đem lại hiệu quả thiết thực” – bà Hạnh chia sẻ.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Thanh Hóa, tính đến nay, địa phương đã chuyển đổi linh hoạt trên 45 nghìn ha đất lúa, mía, lạc, sắn, năng suất thấp, kém hiệu quả sang các loại cây trồng hiệu quả cao hơn, phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậụ của từng vùng. Nhờ đó, tỉnh Thanh Hóa đã phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã giúp việc tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực, tổng diện tích liên kết sản xuất và bao tiêu các sản phẩm trồng trọt hết sức thuận lợi. Chỉ tính riêng năm 2020, toàn tỉnh có trên 67,7 nghìn ha liên kết theo chuỗi.

Song song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, những năm qua, Thanh Hóa tích cực ứng dụng khoa học công nghệ; sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến nay tỷ lệ sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật đạt 90% đối với lúa, 95% đối với ngô, 80% đối với rau màu, 90% đối với cây công nghiệp... Hiệu quả của việc sử dụng nguồn giống tốt thể hiện rõ rệt khi nhiều năm nay, Thanh Hóa vẫn giữ được mức tăng trưởng cao trong lĩnh vực nông nghiệp mặc cho dịch bệnh và thời tiết cực đoan liên tục xuất hiện.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, Thanh Hóa đã điều chỉnh đối tượng nuôi và quy mô phù hợp với nhu cầu thị trường, phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực. Giống vật nuôi được cải tạo theo hướng tăng tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật, có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao; nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững. 

Từ nhiều năm nay, tổng sản lượng lương thực bình quân của Thanh Hóa luôn giữ mức 1,5 triệu tấn; năng suất hầu hết các loại cây trồng chính đều tăng. Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1 ha canh tác ước đạt 85,6 triệu đồng/ha, tăng 16,1 triệu/ha so với năm 2013. Toàn tỉnh hiện có 48 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch; trên 1,4 nghìn mô hình giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm, 23 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm