| Hotline: 0983.970.780

Chuyện dùng người xưa và nay: Đào tạo con người trước khi ra sản phẩm

Thứ Tư 28/10/2015 , 20:21 (GMT+7)

Ông Matsushita Konosuke được bình chọn là người đứng đầu danh sách những “nhà doanh nghiệp được hoan nghênh nhất” ở Nhật Bản./ Lênin với người tài

Không phải ngẫu nhiên mà đầu năm 1990, một tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất, có ảnh hưởng rộng nhất ở Nhật Bản tổ chức bỏ phiếu thăm dò sự đánh giá của đông đảo quần chúng đối với nhà doanh nghiệp, ông Matsushita Konosuke được bình chọn là người đứng đầu danh sách những “nhà doanh nghiệp được hoan nghênh nhất” ở Nhật Bản.

Matsushita là ai và vì sao lại được đánh giá cao như vậy? Các nhà bình luận Nhật Bản đều nhất trí cho rằng: điều này xuất phát từ thành tích nổi trội trong kinh doanh mà trước hết là triết lý dùng người của Matsushita.

Xuất thân từ một gia đình kinh doanh nhỏ bị phá sản, Matsushita mới học hết lớp 3 tiểu học đành phải bỏ học, đi làm thuê. Tuổi nhỏ, sức yếu, những năm đầu đi làm công việc quét dọn, sai vặt kiếm ngày hai bữa cơm thay cho tiền công. 16 tuổi xin học việc tại Cty đèn điện Osaka. Do chịu khó học hỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống và gom góp được một số tiền, năm 23 tuổi tự mình đứng ra lập “cơ sở SX đồ điện Matsushita”.

Lúc đầu chỉ SX và tiêu thụ ổ cắm điện hai pha, dần dần tiến lên SX bàn là, đến xe đạp, lò sấy điện. Từ 4 người làm việc ban đầu, phát triển thành 3 nhà máy với số công nhân viên chức lên hơn 1.000 người.

Luôn không thỏa mãn với những gì đã làm được và kiên trì với phương châm: cần quan tâm bồi dưỡng, đào tạo con người trước khi tạo ra sản phẩm, ông đã có những biện pháp và chế độ đãi ngộ rất cụ thể với mọi người trong DN của mình, cả lúc thuận lợi cũng như khi gặp khó khăn. Chế độ luân phiên bồi dưỡng nghiệp vụ, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, khen thưởng sáng kiến, thành tích,… rất được ông quan tâm.

Năm 1930, kinh tế thế giới bước vào suy thoái, kinh tế Nhật Bản cũng bị sa sút nghiêm trọng, nhiều xí nghiệp, Cty làm ăn thua lỗ, phải đóng cửa. Đúng vào thời gian ấy Matsushita lại bị viêm phổi nặng, cần phải nằm yên tĩnh điều trị, mọi công việc điều hành SX kinh doanh đều ủy thác cho hai người dưới quyền.

Hai người này đứng trước khó khăn, thử thách, thấy chỉ còn cách giảm biên chế tối đa, thu hẹp quy mô SX mới mong duy trì thoi thóp được DN vì biên chế hiện tại quá lớn, tiền vốn cạn kiệt trong khi sản phẩm làm ra bị ế ẩm, chất cao như núi.

Không ngờ, khi họ tới bệnh viện trình bày biện pháp giải quyết hầu như duy nhất để tìm ra lối thoát tạm thời này đã bị Matsushita bác bỏ hoàn toàn. Ông diễn giải ngược lại. Thị trường ế ẩm hàng hóa bán không được chỉ là tạm thời.

Vốn còn lại của xí nghiệp là con người mới quan trọng và lâu dài. Lúc này không thể giảm biên chế mà phải động viên mọi người tìm ra cách bán hàng. Hễ thật sự đi tìm là tìm ra nơi có nhu cầu tiêu thụ.

Ông đề ra quyết sách: Tất cả các nhà máy của Cty Matsushita không được giảm biên chế nhưng từ nay mọi viên chức chỉ làm việc tại Cty nửa ngày, còn lại đi bán hàng tồn trong kho. Cách làm này là hành động rất khác người lúc ấy khiến tất cả viên chức Cty đều rất hoan nghênh phấn khởi, thấy bản thân mình và Cty có mối gắn bó “cùng sống, chết có nhau” nên đều lao đi tìm mọi cách bán hàng. Kết quả không ngờ.

Trong khi nhiều Cty, xí nghiệp khác bị phá sản, phải đóng cửa thì chỉ trong 3 tháng, Cty Matsushita đã bán hết nhẵn toàn bộ hàng tồn kho và đã đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển sau này, nhất là đội ngũ cán bộ, viên chức qua thử thách đã trưởng thành lên rất nhiều và càng thêm gắn bó với Cty.

Từ hai bàn tay trắng sáng lập ra Cty điện khí Matsushita bước đầu chỉ SX ổ cắm điện, từng bước phát triển thành Cty lớn SX các loại đồ điện nổi tiếng thế giới, doanh số hàng năm hơn 30 tỷ USD, suốt 95 năm sống (1894-1980) với gần 80 năm hoạt động kinh doanh của mình, dù trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng Matsushita luôn kiên trì với triết lý kinh doanh của mình là trước hết cần quan tâm đến con người với quan điểm nhân văn sâu sắc.

Sau đây là quy chế cơ bản nội bộ của Cty Matsushita mà mọi người trong Cty đều phải nghiêm túc tuân theo:

Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước

Tinh thần quang minh chính trị

Tinh thần hòa thuận nhất trí

Tinh thần phấn đấu vươn lên

Tinh thần lễ độ khiêm nhường

Tinh thần hòa nhập thỏa đáng

Tinh thần biết ơn và đền đáp công ơn

Còn với Cty điện khí Matsushita cũng vậy. Được xây dựng và phát triển nhanh chóng trong hoàn cảnh khốc liệt của nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nguyên nhân chủ yếu của sự thành công cũng là niềm tự hào lớn nhất của Cty chính là yếu tố con người, biết sử dụng, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người để không ngừng vươn lên phía trước.

Trong một cuộc đại hội đại biểu công nhân viên chức toàn Cty, ông chủ tư bản, Giám đốc Cty, người sáng lập Cty và được coi là “có tài quản lý như thần” đang báo cáo tình hình hoạt động SX kinh doanh và động viên mọi người phát triển hơn nữa mọi hoạt động của Cty, bỗng ông ngừng lại hỏi Giám đốc Ban nhân sự đang ngồi gần mình.

- Xin mời ông Giám đốc Ban nhân sự, như ông đã biết, Cty Matsushita chúng ta SX ra sản phẩm chủ yếu là gì, xin ông hãy nói cho mọi người biết đi.

Vị Giám đốc nhân sự mỉm cười, gật đầu đứng lên. Dường như không cần suy nghĩ, ông lớn tiếng:

- Như mọi người đã biết, chúng ta SX đồ điện dùng trong gia đình nổi tiếng trên thế giới.

Ông ta nói dõng dạc, rất tự tin, chờ đợi cái nhìn đắc ý, tán thưởng của ông chủ.

Không ngờ, nghe xong ông chủ nổi giận.

- Xin lỗi. Ông Giám đốc nhân sự thật không xứng đáng với chức trách của mình. Ai cũng biết rằng, Cty chúng ta là lò đào luyện nhân tài. Đó mới là sản phẩm lớn, đáng tự hào nhất!

Ông Giám đốc nhân sự sững sờ và nhiều công nhân, viên chức có mặt cũng không ngờ tới kết luận của ông chủ, nhưng ai cũng thấy điều đó thật chí lý. Từ một cơ sở SX ổ cắm điện bé nhỏ, nghèo nàn của vợ chồng ông chủ lúc ban đầu, Cty Matsushita đã phát triển thành một DN lớn xuyên quốc gia, thành vương quốc điện SX ti vi, máy ghi hình, máy ghi âm, tủ lạnh, bàn là, quạt thông gió… chính là nhờ tài năng sử dụng nhân tài của ông chủ.

Sau buổi họp này, lập tức vị Giám đốc Ban nhân sự bị cách chức.

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm