| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia thủy sản chẩn trị cứu cụ rùa

Thứ Tư 09/03/2011 , 09:37 (GMT+7)

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 Nguyễn Hữu Ninh cho rằng việc cứu chữa cụ rùa hồ Gươm không phải là vấn đề quá khó, lĩnh vực thú y thủy sản có thể chữa khỏi.

Trao đổi với NNVN hôm qua (8/3), Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 (RIA 1-Bộ NN-PTNT) Nguyễn Hữu Ninh cho rằng việc cứu chữa cụ rùa hồ Gươm không phải là vấn đề quá khó, lĩnh vực thú y thủy sản có thể chữa khỏi; thành phần tham gia cồng kềnh sẽ xảy ra tình trạng “thầy bói xem voi”.

Theo ông Nguyễn Hữu Ninh, mới đây Sở KH-CN Hà Nội đã đề nghị RIA 1 phối hợp cứu cụ rùa bằng các thiết bị máy móc thú y thủy sản hiện đại của Viện. Còn việc tham gia chữa bệnh sẽ do Chi cục Thủy sản Hà Nội tiến hành. “Theo quan sát và kinh nghiệm của tôi thì vết thương của cụ rùa tương đối đơn giản, chỉ điều trị vài tuần là khỏi, không cần sự can thiệp của bên y tế. Cụ rùa chắc chắn bị nhiễm nấm trên mai, trên cổ và chân lở loét là do nhiễm kí sinh trùng. Các bệnh này đều phải sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị” - ông Ninh chẩn đoán.

Ông Ninh cho rằng nên đưa cụ rùa lên cạn, cụ thể là lên Tháp Rùa để chữa bằng cách lau hóa chất điều trị vết thương, bôi thuốc kháng sinh sau 2 tiếng mới đưa cụ xuống bể nhân tạo. Bể này phải dùng nước hồ Gươm qua xử lí sạch. Biện pháp đổ thuốc trực tiếp vào bể cứu rùa là không hiệu quả bởi kháng sinh nồng độ cao sẽ làm rùa bị ảnh hưởng. Xử lí kháng sinh trong khoảng 3 tuần vết thương cụ rùa sẽ lành, không cần chữa tận 2 năm như ông GĐ Sở KHCN Hà Nội nói.

Khi được hỏi về xử lí bệnh bằng loại thuốc cụ thể nào, ông Ninh khẳng định chỉ có thuốc thú y thủy sản trong danh mục cấm mới có thể chữa lành vết thương. Loại thuốc này tuy độc hại nhưng người nuôi thủy sản vẫn dùng, bởi hiện chưa có thuốc nào thay thế.

Cùng quan điểm chữa bệnh cho cụ rùa, TS Bùi Quang Tề (RIA 1) có phương pháp điều trị như sau: Sau khi đưa cụ rùa vào bể, dùng thuốc khử trùng ngoài da, nước ô-xi già, cồn hoặc thuốc tím để rửa vết thương. Ông cũng đề xuất bôi thuốc mỡ kháng sinh diệt vi khuẩn gây bệnh cho cụ. Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc trị nhiễm trùng bằng thảo dược như tỏi, sài đất, nhọ nồi… “Khi đã đưa được rùa lên cạn phải lấy mẫu bệnh phẩm để phân tích tác nhân gây bệnh để đưa ra phác đồ chữa bệnh chính xác. Cụ thể, cần xây bể xử lý thuốc với tiêu chuẩn an toàn, không gây xây xát khi nuôi nhốt, chữa bệnh” - ông Tề nói.

TS Phan Thị Vân, Phó Viện trưởng RIA 1 cũng đưa ra phương pháp chữa trị khá bài bản. Bà cho rằng trang thiết bị cần thiết bao gồm phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh động vật thủy sản (bao gồm hóa chất và trang thiết bị lấy mẫu, chẩn đoán phù hợp), thường xuyên thay nước trong thời gian dùng thuốc. “Nếu cụ rùa bị tổn thương cơ học, do các lưỡi câu chùm móc vào hoặc do va đập với các vật chắn dưới hồ thì thông thường sẽ tự khỏi nếu môi trường không ô nhiễm. Song song với việc chữa trị, cần tiến hành xử lý nước hồ, bùn đáy hồ để cụ Rùa khi được thả xuống không bị tái nhiễm” - bà Vân đề xuất.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm