| Hotline: 0983.970.780

Chuyển giao nhiều mô hình thủy sản hiệu quả

Thứ Năm 22/02/2018 , 13:50 (GMT+7)

Các mô hình sản xuất thực nghiệm và liên kết sản xuất nhằm góp phần nâng cao thu nhập, tăng cường điều kiện sống, làm việc cho cán bộ viên chức, người lao động tại Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ Nông nghiệp vùng ĐBSCL...

08-47-17-1-cc-ho-co-dien-tich-nuoi-tom-cng-xnh-deu-cho-nng-sut-co-li-bn-duoc-gi-nen-nong-dn-rt-phn-khoi095024172
Nuôi tôm càng xanh trúng đậm

Năm 2017, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cùng với lòng quyết tâm phấn đấu khắc phục những khó khăn, tình đoàn kết, chung sức của toàn thể cán bộ viên chức, người lao động tại Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ Nông nghiệp vùng ĐBSCL tạo thành một khối thống nhất và đã gặt hái được một số thành quả nhất định.
 

Kết quả các hoạt động thông tin tuyên truyền

Trung tâm đã hoàn thành 05/05 lớp tập huấn TOT cho 150 cán bộ khuyến nông 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL với các nội dung: Kỹ thuật chuyên ngành nuôi một số loài thủy sản (cá dứa, lươn, tôm càng xanh toàn đực, tôm sú - lúa, nuôi tôm sú, thẻ sử dụng chế phẩm sinh học…) gắn với tham quan thực tế các mô hình điểm và bồi dưỡng phương pháp khuyến nông thiết thực, bổ ích, giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp tỉnh/huyện 13 tỉnh vùng ĐBSCL.

Tham gia viết nhiều tin, bài cho trang web, bản tin “Khuyến nông Việt Nam” về hoạt động sản xuất. Tiếp và giới thiệu tham quan cho các đoàn khách của các sở, ban ngành địa phương, viện, trường đại học đến tham quan cơ sở vật chất, tìm hiểu hoạt động sản xuất, học tập và chia sẻ kinh nghiệm về các lĩnh vực: Tổ chức đào tạo, tập huấn khuyến nông; quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số trang thiết bị, máy móc và các mô hình nuôi thủy sản của đơn vị.

Tham dự nhiều diễn đàn, các buổi tọa đàm; phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam (kênh VTV2) tổ chức ghi hình cho chuyên mục “Bạn của nhà nông”; cùng với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kiểm tra tình hình thực hiện các dự án khuyến nông tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu.
 

Hoạt động thực nghiệm, liên kết

Nhằm khai thác, tận dụng các nguồn lực sẵn có, Trung tâm tiến hành theo cách vừa tự chủ, vừa liên kết sản xuất đảm bảo khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực đã được đầu tư, không bỏ ao hồ trống, gây thất thoát và lãng phí.

Năm qua, Trung tâm đã thực hiện thành công trên 6 mô hình được triển khai như: Ương giống cá đồi mục; Nuôi cua xen cá đối mục thương phẩm tận dụng ao nuôi artemia bỏ trống; Nuôi thử nghiệm cá dứa và cá tra nghệ; Nuôi và lưu trữ đàn cá chim vây vàng hậu bị; Nuôi tôm thẻ, tôm sú thâm canh và bán thâm canh an toàn thực phẩm không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh; Mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh, bán thâm canh áp dụng công nghệ nước xanh tuần hoàn.

Mạnh dạn liên kết với cá nhân, doanh nghiệp nuôi tôm ở 3 khu: Khu C2 - C5, khu B1 - B4 và khu C1 - C4. Đồng thời liên kết thuần dưỡng tôm giống khu 02 nhà sản xuất giống với tổng lượng giống xuất bán năm 2017 là 36,7 triệu con. 

Tuy nhiên, do thời tiết thay đổi bất thường, tình hình dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, cho nên phần nào cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thực nghiệm của đơn vị.
 

Kế hoạch hoạt động năm 2018

Với những thành tựu đã đạt được, bên cạnh những nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền, nuôi thử nghiệm các loài thủy sản nước lợ... Trung tâm đã tăng cường liên kết đào tạo nghề kỹ thuật cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng; tham gia tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội nghị, diễn đàn, tọa đàm của các cơ quan, ban ngành liên quan trong và ngoài tỉnh, cơ quan truyền thông Trung ương, đài địa phương...

Tiếp tục nghiên cứu, mạnh dạn đề xuất, xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình nuôi tôm thẻ bán thâm canh, thâm canh sử dụng vi sinh và công nghệ nước xanh tuần hoàn; ương nuôi cá đối mục.

Bên cạnh đó sẽ phát triển thêm một số mô hình khác như: Mô hình nuôi tôm thâm canh hướng công nghệ cao; nuôi tôm càng xanh bán thâm canh trong ao đất; nuôi cá kèo trong ao đất; nuôi cá điêu hồng trong ao để chứa lắng nước tuần hoàn.

Trung tâm còn mở rộng mối quan hệ nuôi tôm với các đối tác trong và ngoài tỉnh; liên kết sản xuất với công ty, doanh nghiệp, cá nhân để khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có của Trung tâm; dự kiến sẽ phát triển sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực.

Các mô hình sản xuất thực nghiệm và liên kết sản xuất trên nhằm góp phần nâng cao thu nhập, tăng cường điều kiện sống, làm việc cho cán bộ viên chức, người lao động, nâng cấp kiến tạo cơ sở vật chất, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm