| Hotline: 0983.970.780

'Vụ đưa 802 sản phẩm thức ăn thủy sản... vào danh mục lưu hành trái phép':

Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an điều tra, xử lý

Thứ Năm 04/08/2016 , 08:25 (GMT+7)

Phóng viên Báo NNVN đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản về vấn đề đưa 802 sản phẩm được đưa vào danh mục được phép lưu hành trái pháp luật...

Việc lợi dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ để đưa 802 sản phẩm là thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản (NTTS) vào Danh mục được phép lưu hành trái quy định tại Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định NTTS (Trung tâm 3K) đang được dư luận và Chính phủ quan tâm.

Phóng viên Báo NNVN đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản về vấn đề này.

Xin ông cho biết việc lưu hành thực tế trên thị trường 802 sản phẩm bị đưa vào Danh mục được phép lưu hành trái quy định?

Theo báo cáo từ các địa phương, trong tổng số 802 sản phẩm được đưa vào danh mục được phép lưu hành trái pháp luật có: 347 sản phẩm đã được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam để lưu hành; 157 sản phẩm mới tiến hành sản xuất thử, chưa bán ra thị trường; 210 sản phẩm chưa sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam; 88 sản phẩm còn lại đến nay chúng tôi vẫn chưa xác định được tình trạng lưu hành (do các công ty có các sản phẩm này không còn hoạt động hoặc thay đổi địa chỉ, số điện thoại liên hệ). Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục làm rõ thông tin thực tế lưu hành đối với 88 sản phẩm này.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại có 347 trong tổng số 802 sản phẩm đã được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam để lưu hành trên thị trường.

Vậy trong số 802 sản phẩm trên, có bao nhiêu sản phẩm sản xuất trong nước và bao nhiêu sản phẩm nhập khẩu?

Theo kết quả điều tra và xác minh của Tổng cục Thủy sản, có 130 sản phẩm dùng làm thức ăn thủy sản và 672 sử dụng làm chất cải tạo môi trường NTTS. Có 73 sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài về và 729 sản phẩm sản xuất trong nước (chiếm trên 80%).

Quan điểm của Tổng cục Thủy sản trong việc xử lý sai phạm trên như thế nào, thưa ông?

Vụ việc được Tổng cục Thủy sản phát hiện ngày 1/4/2015 qua công tác kiểm soát nội bộ và tiếp nhận thông tin tố cáo từ một cá nhân thuộc Tổng cục Thủy sản.

Ngày 2/4/2015 Tổng cục Thủy sản báo cáo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT. Đồng thời, Tổng cục Thủy sản cũng chủ động phối hợp với Thanh tra Bộ NN-PTNT và Cục An ninh nông nghiệp nông thôn (A86) ngay từ đầu để khẩn trương xác minh, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật; không bao che hành vi vi phạm của cán bộ; kịp thời, sớm đưa ra giải pháp, ngăn chặn không để các sản phẩm chưa được kiểm chứng chất lượng trên phát tán trên thị trường.

Đến ngày 17/6/2015, Tổng cục Thủy sản ban hành Công văn số 1512/TCTS-VP thông báo thu hồi các văn bản, phụ lục văn bản đã được các công chức, viên chức phát hành trái quy định của pháp luật. Trong đó nêu rõ tên các doanh nghiệp có sản phẩm bị thu hồi; số văn bản, phụ lục văn bản bị thu hồi; các sản phẩm bị thu hồi trong từng văn bản...

Công văn này đã được gửi tới Sở NN-PTNT, các Chi cục quản lý nhà nước về thủy sản và đăng tải rộng rãi trên mạng Internet.

Nhiều ý kiến cho rằng việc xử lý của Tổng cục Thủy sản đối với các cá nhân vi phạm là nhẹ. Đề nghị ông cho biết ý kiến về nhận định này?

Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, Tổng cục Thủy sản đã xem xét và áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất đối với các công chức, viên chức vi phạm. Cụ thể: áp dụng hình thức cách chức Vụ trưởng Vụ NTTS đối với ông Bùi Đức Quý (nguyên là Giám đốc Trung tâm 3K); buộc thôi việc đối với ông Lê Tuấn Anh, Phó trưởng Phòng Hành chính quản trị thuộc Văn phòng Tổng cục; buộc thôi việc đối với 5 viên chức, hình thức cảnh cáo đối với 1 viên chức của Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định NTTS.

Hiện tại, Thanh tra Bộ NN-PTNT đang tiếp tục điều tra về vụ việc, đồng Bộ NN-PTNT cũng đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra, xử lý.

Hướng tiếp theo của Tổng cục Thủy sản đối với vụ việc này như thế nào?

Tổng cục Thủy sản dự kiến sẽ đề xuất với Bộ NN-PTNT thay đổi cách quản lý vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp thông qua danh mục như hiện nay bằng việc quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, gắn với quản lý theo hệ thống và chuỗi giá trị sản phẩm.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.