| Hotline: 0983.970.780

Chuyện ít biết Hoàng gia Nhật Bản - Những đứa con của Thần Mặt trời

Thứ Hai 27/02/2017 , 09:34 (GMT+7)

Theo dự kiến, Nhật hoàng Akihito sắp có chuyến thăm tới Việt Nam (từ 28/2-5/3), được đánh giá là mang ý nghĩa đặc biệt. Các chuyên gia nói khác với các chuyến thăm của giới chức chính phủ, người đứng đầu Hoàng gia Nhật Bản thường chỉ viếng thăm các quốc gia có mối quan hệ đặc biệt. Nhân dịp này, NNVN xin giới thiệu đôi chút về Hoàng gia Nhật Bản cũng như các chuyến viếng thăm đặc biệt của Nhật hoàng.

Theo báo New York Times, Hoàng gia Nhật Bản là nền quân chủ kéo dài liên tục lâu đời nhất thế giới. Hoàng đế Akihito là vị vua thứ 125 của nền quân chủ Nhật Bản, ra đời từ năm 600 trước Công nguyên. Vị vua đầu tiên, hoàng đế Jimmu được ca tụng là con trai Thần Mặt trời. Đây cũng là lý do người Nhật tin rằng họ là hậu duệ của Thần Mặt trời và Nhật Bản là đất nước mặt trời mọc.

16-29-46_fl20120117zg
Hoàng tộc Nhật Bản trong một lần ra mắt người dân (Ảnh: AP)
 

Cho dù lịch sử về 25 vị vua đầu tiên được bao trùm bằng những huyền thoại, có rất nhiều bằng chứng lịch sử không thể bác bỏ về tính cha truyền con nối trong Hoàng gia Nhật Bản kể từ năm 500 sau Công nguyên tới nay.
 

Biểu tượng nhà nước

Theo Hiến pháp Nhật Bản, hoàng đế là biểu tượng của nhà nước Nhật Bản và sự thống nhất của dân tộc Nhật.

Ở thời kỳ hiện đại, sau khi các hoàng đế Nhật qua đời, tên hiệu của họ được đổi để phản ánh thời kỳ mà họ trị vì. Hoàng đế Akihito sẽ được đổi tên thành Heisei (có nghĩa là: thanh bình ở khắp nơi), đánh dấu giai đoạn ông ở ngôi, bắt đầu từ năm 1989. Đức vua cha Hirohito của hoàng đế Akihito trị vì đất nước thời chiến tranh sau khi qua đời được đổi tên thành Showa, có nghĩa là “Nhật Bản tỏa sáng”.

Hoàng đế là người đứng đầu nhà nước và cũng là giáo chủ của đạo Shinto (Thần đạo, quốc giáo của Nhật Bản). Nhật là quốc gia ở thời hiện đại duy nhất tôn người đứng đầu Hoàng gia là hoàng đế. Trong tiếng Nhật Bản, hoàng đế được gọi là “tenno”, có nghĩa là “thiên tử tối cao”, ý nói Hoàng tộc là do chúa trời gửi xuống trần gian.

Trong lịch sử, Nhật hoàng từng được coi như thần thánh. Nhưng ngay sau khi kết thúc Thế chiến II, khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Hoàng đế Hirohito đã từ bỏ điều mà ông gọi là “quan niệm sai lầm rằng hoàng đế là thần thánh”. Trong Hiến pháp Nhật Bản thời hậu chiến, ra đời năm 1947, hoàng đế trở thành “biểu tượng của nhà nước và sự thống nhất của dân tộc”, một vị trí không có quyền lực chính trị.
 

Hoàng đế yêu khoa học

Kể từ năm 1869, ngay sau khi Hoàng đế Meiji (Minh Trị) khôi phục đế chế Nhật Bản và đưa nước Nhất bước vào thời kỳ hiện công nghiệp hóa, đại hóa, cứ vào dịp đầu năm, Hoàng đế lại “đứng lớp” một loạt các bài giảng về khoa học. Hoàng đế Hirohito và con trai lớn, Akihito, cùng quan tâm đến môn hải dương học. Hoàng đế Hirohito đã viết nhiều bài báo khoa học về thủy tức, một lớp động vật có mối liên quan với con sứa. Hoàng đế Akihito được xem là chuyên gia về cá bống. Nhật hoàng Akihito đã viết 38 bài báo khoa học về loài cá này và một loại cá bống mới được phát hiện đã được đặt tên theo tên nhà vua.

16-29-46_imperil_plce_tokyo_pnorm
Cung điện Hoàng gia Tokyo (Ảnh: wikipedia)

 

Trong lịch sử các triều đại Nhật Bản, phụ nữ có thể tiếp quản ngai vàng và có quyền trị vì thực sự, nhưng cho đến nay mới chỉ có 8 nữ hoàng.

Cho đến thế kỷ 20, các hoàng đế Nhật Bản thường có một hoàng hậu và một số phi tần, tất cả đều xuất thân từ các gia đình quyền quý. Akihito là vị hoàng đế đầu tiên được phép kết hôn với thường dân và ông đã thành thân với bà Michiko Shoda năm 1956 sau khi gặp bà ở một sân quần vợt. Sự kiện này khiến môn quần vợt nở rộ ở Nhật Bản sau đó.

Con trai lớn của Hoàng đế Akihito, Hoàng thái tử Naruhito cũng kết hôn với một thường dân, cô Masako Owada, từng là một nhà ngoại giao. Theo Luật Hoàng tộc của Nhật Bản, chỉ nam giới mới được kế vị ngai vàng, cho dù đã có cân nhắc về việc cho phép nữ giới được trở thành Nhật hoàng vào năm 2005. Kế hoạch này đã bị hủy bỏ sau khi công chúa Kiko, vợ của hoàng tử Akishino, con trai thứ hai của Nhật hoàng Akihito, sinh con trai và có thể kế vị ngai vàng.

Nhật hoàng Akihito và gia đình sống trong cung điện Hoàng gia Tokyo, một khu phức hợp được bài trí như công viên nằm ở thủ đô Nhật Bản. Khu này được coi là một trong những mảnh đất đắt giá nhất thế giới bởi nằm ở vị trí “vàng” của thành phố Tokyo, đô thị có giá bất động sản đắt nhất hành tinh.

Cung điện của Hoàng gia Nhật Bản bao gồm nơi ở của gia đình Hoàng tộc, các văn phòng và bảo tàng. Hoàng gia Nhật Bản thường được gọi một cách ẩn dụ là “Ngai Hoa cúc (Nhật Bản cũng thường được gọi là “Vùng đất của hoa cúc”). Nhưng trên thực tế, có hẳn một chiếc ngai hoa cúc, một chiếc ghế lộng lẫy được gọi là takamikura. Đức vua sẽ ngồi lên chiếc ghế này vào lễ tấn phong.

Theo Luật Hoàng tộc Nhật Bản hiện nay, các thành viên nữ trong Hoàng tộc không thể kế vị ngai vàng và chỉ có thể duy trì tư cách thành viên Hoàng tộc nếu kết hôn với người trong Hoàng tộc. Và khi cần, họ có thể kết hôn với anh em họ. Tuy nhiên, để các công chúa có gia đình thực sự, họ phải kết hôn với thường dân và từ bỏ tư cách thành viên Hoàng tộc. (Nguồn: japantimes.co.jp)

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.