| Hotline: 0983.970.780

Chuyện ít biết về Đội cận vệ: Bố trí chỗ ở cho Bác Hồ

Thứ Năm 04/08/2016 , 13:50 (GMT+7)

Công tác đội - nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải, tác giả cuốn sách về cuộc đời đồng chí Trần Quốc Hương (tức Mười Hương), nguyên Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng, nói rằng cái tên gọi nghe không toát được hết tầm quan trọng của nó.

13-29-53_le-thi-lich-cd
Bà Lê Thị Lịch (1917 - 2011) Ảnh: LÊ THÔNG

 

Thậm chí, khi bà Lê Thị Lịch mất, nhiều người lầm tưởng bà phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong. Công tác đội là Đội cận vệ, ở sát Thường vụ Trung ương Đảng, được giao nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu tình hình, nắm mọi mặt của An toàn khu (ATK).

Những chữ cái giắt ở cạp quần

Tên khai sinh của bà là Phan Thị Tấu, quê ở làng Thụy Sơn, xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đây là vùng “rốn nước” của tỉnh, nơi người nông dân đời đời kiếp kiếp “sống ngâm da, chết ngâm xương”. Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Nghe rục rịch trong làng có hội kín, vốn sẵn lòng yêu nước từ truyền thống gia đình, bà liền tham gia với lời khai tâm của người chú họ, một đảng viên đi trước: “Trai gái đều tham gia hội kín được hết. Miễn là có lòng yêu nước”.

Hội kín ngày ấy hoạt động nhiều mặt. Bà vào hội đọc báo. Gia đình Nho học nhưng như nhiều cô gái thời xưa, 16 tuổi bà không hề biết mặt chữ. Vào hội rồi bà mới xin các anh lớn có học viết giùm 24 chữ cái vào bìa cứng, cắt thành từng vuông nhỏ. Ngày ngày đi chăn trâu, với quyển Truyện Kiều và những chữ cái giắt ở cạp quần, bà đã lấy ra chắp chữ theo từng câu Kiều. Bà biết chữ từ kiểu học đặc biệt ấy.

Ba lần làm công tác đội

Năm 1943, Trung ương quyết định điều bà đi hoạt động chuyên nghiệp tại tỉnh Phúc Yên - khi đó được Trung ương Đảng chuẩn bị chọn làm vùng ATK.

Tháng 7/1943, Tổng Bí thư Trường Chinh đã giao cho bà làm Bí thư Ban cán sự tỉnh Phúc Yên (tương đương Tỉnh ủy) và các huyện phía nam tỉnh Vĩnh Yên, thay đồng chí Lê Liêm. Ban cán sự tỉnh có nhiệm vụ phụ trách vòng ngoài của ATK và phải xây dựng sẵn cơ sở để khi cần thì Trung ương sử dụng. Con địa bàn hoạt động chủ yếu là huyện Yên Lãng (nay là huyện Mê Linh).

Ban cán sự có bà, ông Sự (tức Chế) và ông Hoàng Xuân Quán - đảng viên đầu tiên của huyện. Cuối năm ấy, bà Lê Thị Lịch về thôn Cư An để phát triển phong trào sang các xã phía nam tỉnh Phúc Yên. Ban ngày, ở dưới hầm tối, ban đêm, rời căn hầm của gia đình ông Bùi Văn Phú (tức Chung), vợ là bà Bùi Thị Hỹ, bà Lịch đi tuyên truyền quần chúng giác ngộ đường lối Việt Minh, vận động mọi người tham gia đoàn thể Thanh niên Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc…

Thậm chí, ngày mùng 5 Tết Giáp Thân (1944), giữa lúc nhân dân đi hội đền Hai Bà Trưng, bà Lịch đã công khai bước lên tam quan kêu gọi đồng bào noi gương Hai Bà Trưng gia nhập Việt Minh, đánh Pháp đuổi Nhật…

Giữa năm 1944, Bí thư Lê Thị Lịch trực tiếp về xây dựng cơ sở Việt Minh ở làng Bảo Tháp, xã Kim Hoa. Lần lượt các thôn Ngọc Trì, Kim Tiền có cơ sở Việt Minh. Đến tháng 10/1944, bà lại về thôn Nội Đồng, xã Đại Thịnh để thành lập tổ Thanh niên Cứu quốc gồm có các ông Phạm Văn Tường, Nguyễn Văn Hậu và Nguyễn Văn Hỷ…

Trước khi nghỉ hưu, bà Lê Thị Lịch (1917 - 2011) làm Trưởng ban kiểm tra Công đoàn Bộ Giao thông Vận tải. Bà Lê Thị Lịch đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng…

Phong trào ở Phúc Yên đang phát triển mạnh, khoảng cuối tháng 5/1945, bà được Trung ương gọi về Bắc Giang, sau đó được phái sang Đa Phúc với nhiệm vụ đánh thông đường giao liên trên tuyến Quốc lộ 3 nhằm nối liền giữa ATK Đông Anh với Phú Bình và Hiệp Hòa. Bà tiếp tục đi nhen nhóm phong trào như nhen lửa.

Cuối năm 1946 sau toàn quốc kháng chiến, nhận nhiệm vụ làm Trưởng ban công tác Đội Trung ương, bà lên xây dựng chiến khu Việt Bắc để Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ lên đóng ở đó lãnh đạo cuộc kháng chiến chống giặc Pháp... Đội công tác của bà vừa phụ trách nơi ở và làm việc, đồng thời phụ trách cả giao thông liên lạc tiếp tế hậu cần cho Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan Trung ương Đảng,

Bà đã chuẩn bị địa điểm cho Quốc hội, Chính phủ đóng ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (chủ yếu là ở các xã phía Bắc huyện Sơn Dương), Trung ương Đảng và các đoàn thể đóng ở huyện Đại Từ, huyện Định Hóa thuộc tỉnh Thái Nguyên, trong đó Bộ Quốc phòng đóng ở Định Hóa.

"Cô bố trí địa điểm tốt lắm"

Nhiệm vụ đặc biệt nữa của bà là lo chỗ ở cho Bác với hai yêu cầu: An toàn và tuyệt đối bí mật. Hôm giao nhiệm vụ cho bà, đồng chí Trường Chinh dặn đi dặn lại: “Ngoài tôi, anh Cả (đồng chí Nguyễn Lương Bằng) và anh Trần Đăng Ninh, chỉ mình chị biết các địa điểm mà thôi”. Lúc ấy bà hiểu rằng, không phải Trung ương rút một mạch lên Việt Bắc mà rút từ từ, vừa rút vừa chỉ đạo kháng chiến, không phút nào xa dân.

Thế là với chiếc xe đạp đồng hành, bà đi đến nơi nào mượn nhà, lo hậu cần, nhân dân đều sẵn sàng và bảo mật. Yêu cầu của tổ chức là mượn toàn bộ khu nhà, không ở lẫn với ai, bà con đều vui vẻ. Bà vẫn nhớ từ ngôi nhà đầu tiên bên chân đồi ở làng Gượm thôn Lai Cầu, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Tây; ngôi chùa Một Mái ở núi Thầy, rồi Lâm Thao - Cao Thắng (Đoan Hùng, Phú Thọ), ngôi nhà ở làng Sảo - Sơn Dương (Tuyên Quang), những ngôi nhà sàn ở Bắc Kạn - Thái Nguyên... Ở đâu Bác Hồ cũng hài lòng: “Cô bố trí địa điểm tốt lắm”.

Chiều muộn ngồi nghe bà kể chuyện công tác đội, chỉ trước khi bà qua đời ít lâu, bà vẫn tự hào: “Điều khiến tôi tâm đắc nhất trong cuộc đời cách mạng của mình là ba lần được Đảng tin cậy giao làm công tác đội...”.

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm