| Hotline: 0983.970.780

Chuyện kiếm 'tiền đống, bạc bó' của người giàu nhất Bình Định xưa

Thứ Ba 27/02/2018 , 14:30 (GMT+7)

Trong vương triều nhà Nguyễn (1802-1945), xuất hiện một người giàu có nhờ sớm biết tích tụ ruộng đất, khai thác tiềm năng đất đai, trở thành người giàu nhất đất Bình Định thời bấy giờ. Ông là Quách Hội Đồng, người làng Thuận Nghĩa (huyện Tây Sơn, Bình Định).

Dòng họ Quách vốn là hậu duệ của Phần Dương Vương Quách Tử Nghi (697-781), nhà quân sự và chính trị gia đời Đường (Trung Quốc), di cư sang Việt Nam theo dòng người Minh Hương. Người họ Quách sang Việt Nam đầu tiên là ông Quách Tịnh Nương, định cư tại làng An Thái, nay thuộc xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, Bình Định. Ông Quách Tịnh Nương khởi nghiệp tại đất khách quê người bằng nghề bán thuốc cao đơn hoàn tán.

10-46-09_1-11
Chợ An Thái bây giờ, vùng đất đầu tiên sơ tổ dòng họ Quách, ông Quách Tịnh Nương định cư

Cụ Quách Văn Bôm (81 tuổi), hậu duệ đời thứ 10 của dòng họ Quách, người đang trông coi trang viên Quách Tịnh Nương ở làng Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn kể lại: “Khi di cư sang Việt Nam, do muốn “Việt hóa” chính mình nên ông Quách Tịnh Nương xin nhập quốc tịch, và được nhà cầm quyền Việt Nam lúc bấy giờ cho cư trú trong làng được lập riêng cho người Minh Hương tại An Thái, xã Nhơn Phúc. Làng đông dân, nhưng không có đất canh tác, ông Quách Tịnh Nương đành phải dựa vào “vốn liếng” duy nhất là chiếc giỏ mây đựng cao đơn hoàn tán xách đi bán dạo khắp các chợ quê trong vùng để kiếm kế sinh nhai.

Một thân một mình nơi đất khách quê người, buồn! Nhưng ông Quách Tịnh Nương chưa gặp người ưng ý nên ngoài 30 tuổi ông vẫn phòng không gối chiếc. Một hôm, ông đeo trên vai chiếc giỏ mây đựng thuốc xuống đò đi chợ bán hàng. Khi đò vừa đẩy sào thì có một cô gái nách cắp rổ rau từ trong làng chạy ra gọi đò ơi ới.

Vì đò rời bến chưa xa, nên lái đò quay mũi lại bờ đón cô gái kia đi cho kịp chuyến. Khi cô gái cắp rổ rau bước xuống, chiếc đò nghiêng mạnh.

Ông Quách Tịnh Nương lấy làm lạ lẫm, tự hỏi: “Cô gái này vóc dáng không to lớn, bước không mạnh, nhưng sao nặng đến nỗi làm nghiêng đò?”. Điều này làm ông để tâm. Thêm nữa, cô gái quê mộc mạc nhưng có gương mặt sáng trưng, duyên dáng. Lòng ông Quách Tịnh Nương liền xao động. Ông quyết rất nhanh, rằng chuyến này ông nghỉ bán hàng, quyết tâm âm thầm theo chân cô gái kia. Chẳng để làm gì, chỉ để “thẩm thấu” cách đi, dáng đứng, lời ăn tiếng nói của cô gái. Rồi ông thấy ưng bụng lắm.

Sau khi biết nhà cửa quê quán của cô gái, ông về nhà cậy người mai mối đánh tiếng. Cha mẹ cô gái bằng lòng, thế là dòng họ Quách khởi nguồn tại Việt Nam từ cuộc kết duyên Quách Tịnh Nương với bà Trương Thị Bao quê ở làng Kiên Thạnh, nay thuộc huyện Tây Sơn.

10-46-09_2-6
An Thái vốn làng làng Minh Hương nên hiện giờ có nhiều người gốc Hoa sinh sống

Tuy là giá quê, nhưng bà Bao rất rành mua bán, nhờ đó việc làm ăn của vợ chồng Quách Tịnh Nương ngày càng phát đạt. Thấy vợ mình giỏi thương nghiệp, sau khi tích lũy được ít vốn, ông Quách Tịnh Nương mở cho vợ gánh hàng xén. Gánh hàng xén gặp người phụ nữ giỏi giang mua bán tựa như cá gặp nước, chỉ vài năm sau vợ chồng Quách Tịnh Nương mở được một hiệu buôn lớn tại An Thái.
 

Ly thương theo nông

Cứ đến tháng Chạp âm lịch hàng năm là hiệu buôn của gia đình họ Quách mua bán không kịp trở tay. Cận tết, các mặt hàng đều tăng giá vì nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Vào thời điểm này, hầu hết các hiệu buôn đều không bán nợ, vì họ nghĩ ngày hết tết đến, không còn thời gian đi đòi nợ. Nhưng vợ chồng chủ hiệu buôn Quách Tịnh Nương nghĩ không giống vậy, mà nghĩ rằng trong tháng Chạp bà con có muôn thứ việc phải lo toan, ai cũng túng thiếu. Thậm chí có nhà nghèo muốn sắm Tết phải đi vay với lãi suất “một vốn bốn lời”. Do vậy, để giúp dân nghèo có điều kiện ăn tết, hiệu buôn của vợ chồng Quách Tịnh Nương thoải mái bán nợ cho dân làng với giá thường ngày, tiền nợ đến mùa lúa tháng 3 mới thu hồi.

Cụ Quách Văn Bôm nhớ lại: “Sợ con cháu trong dòng họ sau này làm điều bất nhân, bất nghĩa, nên từ đời sơ tổ Quách Tịnh Nương đã đặt ra những điều lệ gắt gao và buộc con cháu phải truyền đời tuân theo, nhất là không ai được thất lễ với những người mắc nợ mình. Mọi sự phải hành động bằng lương tâm, chớ bao giờ mưu sự giả dối trong chuyện làm ăn”.

10-46-09_3-3
Cụ Quách Văn Bôm, hậu duệ đời thứ 10 của dòng họ Quách

Đến đời Quách Ứng Nương, con trai cả của vợ chồng Quách Tịnh Nương tiếp nhận hiệu buôn, chuyện bán nợ hàng hóa cho dân làng càng nhiều. Nếu nhỡ có người sai hạn trả nợ vì kiếm chưa ra tiền, Quách Ứng Nương cũng không hề 1 lời nặng nhẹ. Do đó, cảm kích tấm lòng của chủ hiệu buôn, khách hàng không bao giờ quỵt nợ và chuyện mua bán của vợ chồng Quách Ứng Nương ngày càng ăn nên làm ra.

Tiếp đến đời Quách Sum Nương, người kế nghiệp tiếp theo vẫn tiếp tục chuyện mua bán. Tuy nhiên, ông này không khuếch trương thêm hiệu buôn mà đã thiên về nông nghiệp. Tiền lãi thu được từ mua bán ông dành hết để mua ruộng đất. Đó là cách "ly thương theo nông" (bỏ nghề buôn bán để làm nông nghiệp).

Từ nền tảng đất đai của ông cha, đến đời thứ tư của dòng họ Quách là ông Quách Hội Đồng tiếp nối cái “máu nông nghiệp” của cha là Quách Ứng Nương và bắt đầu phát triển sản xuất nông nghiệp, sau đó trở thành người giàu có nhất tỉnh Bình Định thời bấy giờ.

Theo lời kể của cụ Quách Văn Bôm, hồi ấy Bình Định chia thành 3 huyện: Bình Khê, Tuy Viễn và Tuy Phước. Trong 3 huyện này có 8 người nổi tiếng giàu có và học giỏi, 4 người nổi tiếng học giỏi là: nhất Đằng, tú tài ở làng Tri Thiện; nhì Diêu, tú tài ở làng Nhơn Ân; tam Trinh, cử nhân ở làng Vinh Thạnh và tứ Hiển, tri phủ ở làng Phụng Sơn; còn 4 người nổi tiếng giàu có là: nhất Bình ở làng Thuận Nghĩa, Bình Khê; nhì Danh làm dinh điền sứ ở Tuy Viễn; tam Hanh ở Mỹ Đức, Tuy Viễn và tứ Huệ ở Tri Thiện, Tuy Phước. “Nhất Bình chính là tứ tổ Quách Hội Đồng của dòng họ Quách, tên ông được kêu theo tên người con Cả”, cụ Bôm nói.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm