| Hotline: 0983.970.780

Chuyển lạnh, đề phòng chứng đột quỵ tấn công

Chủ Nhật 08/12/2019 , 07:01 (GMT+7)

Trong thời tiết lạnh, giao mùa thu đông như hiện nay dễ làm co mạch khiến huyết áp tăng vọt, gây ra tai biến.

15-46-25_them_nh
Ảnh minh họa.

Ở người cao tuổi, khả năng miễn dịch và tính chịu đựng cơ thể kém, mạch máu giảm tính đàn hồi, trở nên cứng hơn, máu tăng độ quánh do tăng mỡ máu, thành mạch xơ vữa, lòng mạch bị thu hẹp, máu hay bị kết vón, lưu lượng máu qua não giảm… nên nguy cơ xảy ra đột quỵ não cao hơn.
 

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ

Thống kê mới nhất từ khoa Tâm thần kinh, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho thấy, số bệnh nhân đột quỵ điều trị tại khoa vào mùa lạnh tăng 40% so với các mùa còn lại. Số bệnh nhân đột quỵ não điều trị tại khoa Tâm thần kinh vào mùa lạnh tăng 40% so với các mùa còn lại.

Tương tự theo các chuyên gia, số bệnh nhân đột quỵ ngày càng tăng cao, ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó, hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động.

GS.TS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đội quỵ Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lý giải, nguyên nhân gây ra đột quỵ chủ yếu là do hậu quả của tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh tim mạch. Một nghiên cứu cho thấy, có gần 70% người bệnh không biết mình bị tăng huyết áp cho đến khi đột ngột bị tai biến mạch não, liệt, hôn mê.

“Trong thời tiết lạnh, giao mùa thu đông như hiện nay dễ làm co mạch khiến huyết áp tăng vọt, gây ra tai biến. Nhất là với người già, khi ra khỏi chăn ấm là lúc dễ bị nhiễm lạnh, sau đó đi vệ sinh lại thêm một lần mất nhiệt, cơ thể lạnh hơn nữa khiến cho mạch co, huyết áp tăng đột ngột. Tình trạng này dễ dàng dẫn đến các biến cố như vỡ mạch máu não, đau thắt ngực”, GS Thông cảnh báo.

Các chuyên gia cũng lưu ý, nhiều người tưởng rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở những người trung niên trở lên, nhưng trên thực tế, đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào và để lại một hậu quả nặng nề. Đối với người bệnh trẻ tuổi khi mắc đột quỵ, mức độ tử vong cao hơn rất nhiều so với độ tuổi cao.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ như cholesterol cao, tăng huyết áp, stress, đái tháo đường, những tác nhân của cuộc sống hiện đại đã góp phần làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Điều đáng sợ là triệu chứng đột quỵ ở những người ở độ tuổi 20 có thể hơi khác so với người lớn tuổi nên người nhà thường chủ quan không đưa đi cấp cứu sớm.
 

Không tự ý dùng An cung ngưu hoàng hoàn

GS Thông cũng nhấn mạnh, biểu hiện thường gặp ở người đột quỵ là méo miệng, tê bì, yếu liệt chân tay, nói khó… Do đó, khi thấy một người các dấu hiệu như trên cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

“Vấn đề quan trọng nhất trong cấp cứu đột quỵ là vấn đề thời gian, chính vì vậy, phải nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế uy tín có đủ trang thiết bị máy móc hiện đại để được khám tư vấn và điều trị kịp thời, tận dụng "thời gian vàng" của não, tránh đột quỵ não gây di chứng nặng nề”, GS. Thông nhấn mạnh.

Đáng lưu ý, nhiều người vẫn có thói quen tích trữ và coi đây như là thần dược trong chữa đột quỵ, đó là viên An cung ngưu hoàng hoàn. Đây vốn là bài thuốc y học cổ truyền có từ lâu của Trung Quốc được truyền tai có công dụng tuyệt vời trong chữa đột quỵ. Do đó, không ít gia đình không tiếc tiền mua, dự trữ An cung ngưu hoàng hoàn với giá khá đắt đỏ và coi đây như một bảo bối trong nhà với niềm tin “thần dược” này có thể trị được bệnh đột quỵ.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho bết, trên thực tế loại thuốc này không có tác dụng phòng đột quỵ như nhiều người lầm tưởng. Thậm chí ngay cả với các trường hợp đột quỵ có chỉ định dùng An cung ngưu hoàng hoàn thì cũng cần hết sức thận trọng có sự chỉ dẫn của bác sĩ đông y.

GS.TS Nguyễn Văn Thông cảnh báo, tuyệt đối không tự ý cho người đột quỵ uống An cung ngưu hoàng hoàn hoặc uống loại thuốc này để dự phòng đột quỵ. Ông cho biết, trong quá trình điều trị đã từng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu vì nhiễm độc thạch tín, thủy ngân sau khi uống An cung ngưu hoàng hoàn.

Để dự phòng và điều trị, cần phải kiểm soát tốt những yếu tố nguy cơ, thay đổi lối sống sinh hoạt: giữ ấm mùa lạnh, điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện phù hợp… Ngay khi có dấu hiệu khởi phát, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất có đủ điều kiện để cấp cứu và áp dụng những phương pháp điều trị can thiệp đặc hiệu (tiêu sợi huyết, lấy huyết khối bằng dụng cụ) nếu người bệnh có chỉ định, giúp khả năng hồi phục cao hơn, hạn chế được nguy cơ tử vong.

(Kiến thức gia đình số 49)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm