| Hotline: 0983.970.780

Chuyện người trong cuộc

Thứ Năm 19/06/2014 , 10:15 (GMT+7)

Nhân ngày báo chí, xin được kể ra đây những câu chuyện hậu trường nghề báo, có chuyện của người nhưng cũng có chuyện của chính tôi.

Nhà báo biết... chữa bệnh

Tòa soạn báo thành phố P, sau mấy hồi chuông điện thoại réo lên như phải bỏng, chị trực ban liền nhấc máy: “Đây là tòa soạn Báo PH, xin nghe”. Bên kia đầu dây là tiếng một người đàn ông trung niên: “Tòa soạn ta có những nhà báo giỏi thật! Không chỉ giỏi viết bài, các nhà báo của ta còn biết cả chữa bệnh nữa. Xin chúc mừng!”.

Chị trực ban nghe đến đây, ngỡ tưởng mình nhầm, liền hỏi: “Anh chỉ khéo đùa! Làm sao mà nhà báo biết chữa bệnh được?”.

Đầu dây bên kia lại tiếp: “Tôi không đùa đâu. Có phải phóng viên Văn Tân (đã đổi tên) của toà soạn ta vừa viết bài “Có một cán bộ thủy lợi như thế” nói về anh Nguyễn Văn Nam - công nhân điển hình của Cty thủy nông PH không?

 Anh ấy chẳng đã viết là: “…Trong một đêm trăng sáng, bên cửa cống mát rượi, tôi nghe anh Nguyễn Văn Nam rủ rỉ, trải lòng về chuyện đời, chuyện nghề. Vì yêu nghề thủy lợi, đã mấy chục năm rồi không buổi trực nào anh để mắc bất kỳ một sai sót…”.

Anh Nam vốn là dân ở làng tôi, gần nhà tôi, anh ấy bị điếc bẩm sinh nên cũng thành ra câm luôn. Thế mà nhà báo còn nghe được một người câm rủ rỉ kể chuyện đời, chuyện nghề thì chẳng phải là nhà báo đó có khả năng chữa bệnh cực giỏi hay sao?”.

Câu chuyện nhanh chóng nổi tiếng cả giới truyền thông của thành phố P. Thì ra nhà báo đó có đến huyện làm việc thật nhưng không xuống Cty thủy nông mà chỉ xin một bản báo cáo thành tích người tốt việc tốt. Đọc mãi, thấy chưa thật sinh động cho lắm, anh mới nghĩ ra bối cảnh mình trò chuyện với nhân vật để khẳng định lòng yêu nghề hiếm có của người công nhân này.

Ai ngờ lại ra sự thể như vậy.

Đừng đăng tiếp, anh sẽ có 300 triệu đồng

Cách đây mấy năm, tôi có nhận được thông tin về vụ làm giống cây trồng xâm phạm giống bản quyền của một Cty thuộc một viện nghiên cứu. 

Hồi đó, các giống ngô LVN10, LVN9, LVN99… nội đang sốt sình sịch. Nhiều đại lý giục giã đặt hàng, thậm chí một đại lý mới toanh còn “cộp” luôn cả hơn 1,8 tỉ đồng để mua trọn gói 100 tấn LVN10 rồi gửi vào kho khiến anh Đ, Giám đốc Cty có giống bị xâm phạm bản quyền (đã mất vì bạo bệnh) phải can rằng: “Mua nhiều thế bán không hết thì nguy đấy” nhưng anh ta cứ khăng khăng rằng: “Nhất là em cho... lợn ăn”. Chỉ chừng tháng sau, đại lý này lãi ngon ơ vài trăm triệu.

Trong bối cảnh đó, thấy được nguồn cầu vô cùng lớn, đơn vị nọ lén đặt làm bao bì giả của Cty rồi đóng, bán ra thị trường. Tòa soạn chỉ đạo cho tôi viết một loạt bài điều tra tỉ mỉ.

Bài đầu đăng, anh Đ đã gọi: “Bài viết đánh động quá! Có một người nói chuyện với anh, mặc cả bảo nếu Báo NNVN không ra tiếp bài thứ hai thì sẽ chồng đủ 300 triệu đồng. Ý em thế nào?”. 300 triệu đồng, ngang bằng một chiếc ô tô hạng trung, to lắm chứ? Nhưng không ngần ngừ, tôi đáp: “Báo NNVN không bao giờ có chuyện đó anh ạ”.

Trong điện thoại, tiếng anh Đ cười khà khà: “Có thế chứ”.

Chuyện một “thằng ăn cắp” 1,7 tỉ đồng

DN xi măng ở một tỉnh trung du nọ bỗng bị phạt 1,7 tỉ đồng vì tội câu trộm điện. Tuy nhiên, biên bản xử phạt này không được lộ ra cho bên ngoài, chỉ có bên bị phạt và bên nhận tiền phạt biết với nhau. Sau khi có thông tin, cầm trong tay bản phô tô xử phạt, tôi đã điều tra thêm và viết bài phản ánh.

Câu chuyện ồn ào cả tỉnh đến nỗi khi đài truyền hình địa phương phát quảng cáo về sản phẩm xi măng của Cty này ai cũng bảo: “Sao lại cho thằng ăn cắp nó quảng cáo trắng trợn thế kia?”. Họp Đoàn Quốc hội của tỉnh, bên ngoài hành lang các đại biểu đều rì rầm bàn tán về chủ đề ăn cắp điện một cách sôi nổi.

DN nọ bị một cú bẽ mặt liền lồng lộn lên, “phản pháo”. Đơn từ gửi khắp cơ quan chủ quản của Báo NNVN cũng như ngành quản lý báo chí. Giải trình lên, giải trình xuống. Mất mấy tháng ròng tôi không thể làm việc gì khác ngoài giải trình. Cuối cùng sự thật vẫn là sự thật, Cty nọ đành chịu không đâm đơn từ nữa.

Sau vụ việc, một số người nói sao Báo NNVN không đem thông tin ấy nói riêng với Giám đốc Cty xi măng - một người vừa nhận được giải thưởng nữ doanh nhân Châu Á - Thái Bình Dương rằng: “Chúng tôi biết được chuyện Cty chị ăn cắp điện và bị phạt 1,7 tỉ đồng. Nếu thông tin đó mà lộ ra ngoài thì không biết sẽ thế nào chị nhỉ?”. Chỉ như thế thôi có phải DN sẽ ký cho báo một hợp đồng béo bở không?

Nhưng ở Báo NNVN chúng tôi không có lệ ấy. Ngay từ đầu vào báo, tôi còn nhớ như in một lãnh đạo đã khuyên rằng: “Có ba mức độ của nghề báo: mức thứ nhất chỉ là kiếm sống, mức thứ hai là yêu nghề, mức thứ ba là lý tưởng nghề, sẵn sàng hi sinh vì nghề. Làm báo mà chỉ để kiếm sống là thường, là rất bình thường”.

Cánh phóng viên chúng tôi tự nhủ, ít nhất mình cũng phấn đấu đạt ở mức yêu nghề chứ không bao giờ chấp nhận làm nghề chỉ để kiếm sống.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm