| Hotline: 0983.970.780

Chuyện những "ông 30" ở vườn thú Hà Nội

Thứ Ba 16/02/2010 , 09:49 (GMT+7)

Nghe tiếng bước chân người lạm những con hổ gầm gừ và nhảy xồ lên cửa chuồng như muốn tấn công. Anh Phúc, đội trưởng chăn nuôi thú dữ giải thích: "Chúng nó lạ hơi người đấy, một lúc là quen ngay”.

Nghe tiếng bước chân người lạm những con hổ gầm gừ và nhảy xồ lên cửa chuồng như muốn tấn công. Anh Phúc, đội trưởng chăn nuôi thú dữ giải thích: "Chúng nó lạ hơi người đấy, một lúc là quen ngay”.

Do khu chuồng chính đã bị phá dỡ để cải tạo, tháng 6 mới hoàn thành nên cả 8 con hổ của vườn thú phải nuôi ở khu chuồng tạm chật hẹp. "Tết này du khách vào vườn thú không xem được hổ. Nếu cho họ vào khu này nguy hiểm lắm” anh Nguyễn Quang Phúc, Đội trưởng Đội chăn nuôi thú dữ của vườn thú Hà Nội, vừa dẫn khách đi thăm quan vừa giải thích.

Cả dãy chuồng rộng khoảng 200 m2, được chia thành 8 ô, mỗi ô lại được chia thành 2 chuồng nhỏ có cửa kéo ở giữa. Mới bước chân vào khu vực bên trong ngay lập tức những con hổ đã gầm gừ và nhảy xồ lên cửa chuồng như muốn tấn công. Anh Phúc giải thích: "Chúng nó lạ hơi người đấy, một lúc là quen ngay không sợ đâu”.

Hổ Nô, con hổ gần gũi với người nhất trong số 8 con

Anh Phúc kể, 7 trong số 8 con hổ vườn thú đang nuôi dưỡng là giống hổ Đông Dương, duy nhất một con là giống Amua nhập về từ vườn thú Leipzig của Đức năm 1992. Trong số 7 con giống Đông Dương thì 5 cá thể là con và cháu của Lâm Nhi, con hổ nổi tiếng Việt Nam một thời.

Hổ mẹ Lâm Nhi được Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế cứu thoát hồi đầu tháng 8/1998 khi bắt giữ một vụ buôn bán trái phép động vật hoang dã. Sau khi được mang về nuôi dưỡng, đến tháng 1/2003 Lâm Nhi được cho phối giống với hổ đực tên là Đông. Hiện hổ Đông vẫn sống khỏe mạnh nhưng Lâm Nhi đã mất năm 2005. Sau khi giao phối đến ngày 20/4/2003 hổ Lâm Nhi sinh được 4 con, nhưng đến nay chỉ còn 2 trong số đó còn sống là hổ Mi mẹ và hổ Điên.

Anh Phúc giải thích sở dĩ có tên Mi mẹ bởi không chỉ có hổ Lâm Nhi có thể sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt, tháng 11/2006 hổ Mi được cho phối giống, đến ngày 1/1/2007 sinh hạ được 4 hổ con, hai đực hai cái. Từ đấy hổ Mi có cái tên là Mi mẹ, còn hổ Lâm Nhi lên chức bà. 4 con của Mi mẹ hiện chỉ còn 3, được đặt tên là Mặt Sám, Sứt Tai và Nô.

Trong 8 con đang nuôi nhốt tại vườn thú thì hổ đặc biệt nhất, mọi người trong tổ phải vất vả và cũng yêu quý nhất đó là Nô. Chỉ hai ngày sau khi sinh, Nô bị hổ mẹ bỏ, không cho bú sữa. Mọi người trong tổ cuống hết lên vì với tình hình này chỉ trong ngày mai là hổ Nô sẽ chết bởi nó không uống được sữa, chỉ đòi bú mẹ.

"May thay có người sáng kiến về Đông Anh mua hai con chó đẻ còn nhiều sữa. Cả ngày cả đêm mọi người thay nhau trực tiếp bế hổ nhét mồm vào ti chó để cho bú sữa. Chó hết sữa anh em lại đi mua con mới về, cứ thế đến khoảng tuần thứ hai hổ Nô mới chịu bú sữa bột", anh Phúc kể.

Nhớ về việc này, chị Hà Thu Phương, Giám đốc xí nghiệp chăn nuôi, tâm sự: “Lúc ấy đúng là như cho trẻ con bú sữa, một tay bế, một tay cầm chai sữa nhét vào mồm. Chăm hổ còn mệt hơn cả chăm con mình”.

Phút vui đùa làm nũng

Hiện nay chỉ có mỗi hổ Nô là anh em nhân viên trong vườn thú có thể vào tận nơi âu yếm vuốt ve. Do ngày ngày tiếp xúc trực tiếp, được nuôi dưỡng từ bé, lại bị mẹ bỏ cho nên Nô quấn người lắm. Mỗi khi đến gần cửa chuồng anh Phúc âu yếm hô “Nô ngoan nào” là ngay lập tức nó nằm ngửa phơi bụng lên trời. Mỗi khi anh giơ cao tay chỉ lên trời, Nô nhẩy cẫng lên đứng bằng hai chân sau, trông rất lành.

Con hổ đặc biệt thứ hai trong số 8 con hiện nay là Lép. Sở dĩ có tên gọi Lép là bởi được nhập về từ vườn thú Leipzig của Đức năm 1992. Đặc biệt bởi Hổ Lép có kích thước, cân nặng to nhất, tới 260 kg, chiều cao khi đứng bằng chân sau lên đến hơn 2,8 m. Nếu tính về tuổi thọ Lép già nhất, khoảng 22. Mọi người trong đội kể rằng Lép sống lâu và khỏe mạnh như thế bởi nó đã bị tiêm thuốc triệt sản từ bé, không hoạt động tình dục nên rất béo tốt.

"Phải mãi sau này chúng tôi mới biết điều đó. Vì trước đây Lép đã rất nhiều lần được ghép chuồng cho giao phối với hổ cái, nhưng chưa bao giờ thấy nó động dục cũng như là bén mảng đến gần đối phương", anh Phúc kể.

Hổ dữ nhất trong số này Điên, con trai của hổ Lâm Nhi. Con này rất khó gần, nhất là những ngày trở trời hay đến kỳ động dục, nó gầm kinh khủng. Anh em cứ đến gần cửa chuồng là Điên nhẩy vồ vào song sắt, trầy xước hết cả mặt cả nanh. "Nhiều lúc thương nó lắm nhưng không biết phải làm thế nào”, anh Phúc chép miệng.

Từ ngày chuyển sang chuồng tạm, khuôn viên chật hẹp, không đủ chỗ cho hổ chạy nhẩy nên nhiều lúc cũng bị bí bách, hay bị cuồng chân, khó chịu. Hổ gầm gào suốt ngày nên bây giờ ngày nào anh em cũng phải thay cát phun nước vào bể để cho hổ dầm mình và mài vuốt. Trước đây ở khuôn viên cũ, một tuần hai lần mới phải thay cát.

Về khoản ăn uống dinh dưỡng, hổ là thú nuôi thuộc loại tốn kém nhất và cũng kén chọn nhất. Mỗi ngày suất của một chú là 5 kg thịt bò và một kg sườn, tất cả đều phải là thịt tươi ngon loại đầu bảng. Ngoài ra cứ đến ngày cuối tuần, các "ông 30" lại được bổ sung 2 lạng gan nhằm điều tiết hệ tiêu hóa, tránh bị táo. Ngày nào cũng vậy đúng 10h sáng là phải cho ăn và chỉ ăn một bữa một ngày.

Những ngày Tết, thịt bò đắt đỏ, có khi không mua được loại ngon, anh em phải mua gà về cắt tiết vặt lông, làm sạch lòng mề thì hổ mới chịu ăn, chứ để cả con thì bỏ ngay.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm