| Hotline: 0983.970.780

Chuyện ở Hồng An: Lời gan ruột của vị nữ Bí thư

Thứ Năm 14/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

“Cán bộ trẻ bây giờ có cái chữ nhưng còn cái tâm thì bấp bênh lắm”, bà Hoàng Thị Loan, Bí thư Đảng ủy xã Hồng An (huyện Bảo Lạc, Cao Bằng) tâm sự./ Bi hài thẻ bảo hiểm y tế

Bình minh muộn ở trụ sở xã

Mặt trời ì ạch quá đỉnh đồi, nắng vàng tràn ngập khắp không gian. 7 giờ sáng, chiếc loa vi tính trong phòng làm việc của Chủ tịch UBND xã Hồng An đập thình thịch nhạc sống, ca sĩ hát véo von như đua giọng với các cháu học sinh trường THCS gần đó.

Một lúc sau, cánh cửa phòng Tư pháp - Hộ tịch mở ra kêu cót két. Nhưng không phải để bắt đầu một ngày làm việc. Những thanh niên khuôn mặt còn nguyên vẻ ngái ngủ bước ra ngoài, vai vắt khăn mặt, tay cầm bàn chải đánh răng tiến về phía bể nước nằm sát cổng ra vào UBND xã. Sau đó, các cán bộ trẻ phân chia nhiệm vụ chế biến điểm tâm sáng.

Trong khi Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Trọng ra vườn hái rau, Triệu Văn Vinh (cán bộ văn phòng), Phan Hưng Hào (xã đội trưởng) và Vi Văn Nguyễn (cán bộ hộ tịch) phụ trách rang cơm, xào đảo lại món đậu phụ nhồi thịt, cá chiên bằng chiếc bếp điện đặt chềnh ềnh trước cửa phòng làm việc (mặc dù phía cuối hành lang có hẳn một khu bếp nấu và ăn uống).

Lịch kịch một hồi, 8h sáng, bộ phận bếp núc mới xong. Tôi hỏi Vinh vì sao cán bộ ở đây ăn sáng muộn thế? Giọng anh thản nhiên: “Giờ đấy mới ăn ngon”. Vi Văn Nguyễn cũng thành thật: “Ở đây tùy, thích ăn sớm thì ăn, thích ăn muộn thì ăn muộn, không cứ phải đúng giờ… Mùa đông lạnh thì 9 giờ mới dậy, 10 giờ mới ăn”.

Chiếc bàn tiếp khách của phòng Tư pháp - Hộ tịch trở thành nơi cán bộ đặt cơm, thịt, bát đũa để ăn sáng. Tôi rất bất ngờ khi nhìn thấy tờ giấy A4 thông báo lịch làm việc mùa hè: buổi sáng từ 7h đến 11h, được dán ngay trước cửa phòng Chủ tịch xã, nơi các cán bộ này thường xuyên qua lại.

00-27-18_nh-4
8 giờ, nắng chiếu vào giữa phòng làm việc, Chủ tịch Hoàng Văn Trọng cùng 3 cán bộ trẻ vẫn ngồi ăn sáng ngay tại phòng Tư pháp - Hộ tịch (ảnh cắt từ video)

Đến 8 giờ 30 phút, Chủ tịch Hoàng Văn Trọng mới mặc xong trang phục công sở, tắt loa phát ca nhạc và ngồi xuống bàn làm việc, trên miệng vẫn còn ngậm tăm xỉa răng.

"Cái tâm cán bộ trẻ bấp bênh lắm"

Chị Sùng Thị Mỵ (người xóm Ca Dằm), chủ cửa hiệu tạp hóa ngay sát nơi làm việc của cán bộ xã Hồng An, chia sẻ rằng: “Ở đây cán bộ tối ngủ muộn, thường 7 giờ hoặc hơn 7 giờ sáng mới dậy. Chị về bán hàng ở đây 1 năm rồi nhưng chưa thấy bao giờ 7 giờ làm việc. Phải hơn 8 giờ hoặc 9 giờ”.

Vậy nếu có người dân đến làm việc thì thế nào? Tôi hỏi. “Dân đến làm việc thì chờ, hoặc không có người thì lại về nhà”, chị Mỵ nói.

Ngoại trừ Bí thư Đảng ủy Hoàng Thị Loan và Phó Chủ tịch HĐND Hoàng A Lầu, tất cả cán bộ xã Hồng An đều trong độ tuổi thanh niên.

Phụ trách một xã ít dân nhất tỉnh Cao Bằng, với tổng số 177 hộ (908 nhân khẩu), đội ngũ cán bộ với hừng hực sức trẻ có điều kiện để nắm bắt nhịp sống trong từng nóc nhà. Thế nhưng, Bí thư Đảng ủy Hoàng Thị Loan lại buồn rầu: “Cán bộ trẻ bây giờ có cái chữ nhưng còn cái tâm thì bấp bênh lắm”.

Theo nhiệm vụ được phân công, cán bộ tăng cường xóm phải đi rà soát, điều tra thông tin từng hộ dân ít nhất 2 lần/năm, nhưng có nhiều người chẳng biết nhà dân ở hướng nào. Đôi khi xảy ra tình trạng bình xét hộ nghèo chưa sát thực tế. Những hộ đáng lẽ vẫn là hộ nghèo, nhưng cán bộ tăng cường xóm lại chỉ tính trên đầu ngón tay, bảo hộ đấy năm trước được rồi thì năm nay thôi.

Bà Loan cũng thừa nhận rằng phải đến 8 giờ 30 - 9 giờ thì các cán bộ phòng, ban mới có mặt đông đủ. “Vấn đề này tôi đã nhắc nhở rất nhiều rồi nhưng nhắc nhở nhiều quá lại thành ác cảm. Đáng ra từng cán bộ phải có trách nhiệm, tự giác, nhiệt tình thì mới bền vững được chứ nói to tát rồi dạy bảo nhiều quá cũng không được”, bà Loan nói.

Lại nhớ tâm sự của Trưởng xóm Mỹ Lủng (xã Hồng An) Hoàng Can Dinh về chuyện cán bộ: “Cả xóm chỉ có 35 hộ, nhưng hiện tại nếu để cán bộ Cụa (Chủ tịch Hội Phụ nữ xã được giao nhiệm vụ tăng cường xuống xóm) tự đi xuống nhà dân thì không đúng nhà nào. Mấy lần tôi mời chị vào thăm các gia đình trong xóm. Chị bảo đi bộ vất vả quá nên xin kiếu, chỉ họp dân ở ngôi nhà đầu xóm, nơi có đường to có thể đi xe máy”.

Chính sách hỗ trợ... trên trời

Đa phần cán bộ xã Hồng An phải “nhập ngoại” từ các xã khác. Bà Loan chia sẻ: Có lúc, xã đã cử người địa phương đi học để bổ sung cán bộ nguồn, nhưng sau khi học về lại không được bố trí công việc, bởi người ở địa phương khác có tiền, quan hệ tốt nên được vào, hoặc con ông cháu cha của các đồng chí lãnh đạo “nhét” đi học, khi học xong lại “nhồi” lên đây. Cuối cùng nguồn cán bộ của địa phương bị đánh bật ra. Đôi lúc mình cũng thấy bức xúc vì chính sách của trên.

00-27-18_nh-5
8 giờ 30 phút, Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Trọng vừa xỉa răng vừa tiếp khách (ảnh cắt từ video)

Bí thư Đảng ủy xã Hồng An cũng than phiền trước thực trạng cán bộ cấp trên ngồi phòng mát “vẽ” chủ trương, chính sách giảm nghèo cho địa phương: Mấy năm trước, dân xã Hồng An được hỗ trợ 52 cái máy cày để hỗ trợ SX. Nhiều xóm đường đi toàn dốc đá, làm sao khênh cái máy nặng mấy tạ vào được. Hai nữa là xăng dầu làm gì có để đổ. Ruộng nương xen lẫn đá lổm nhổm thì cày chỗ nào? Bây giờ không biết mấy cái máy cày đi đâu về đâu. Chẳng có ai kiểm tra.

Vừa rồi có chương trình hỗ trợ hộ nghèo cây giống, con giống để phát triển kinh tế, nhưng chẳng thấy người về điều tra, khảo sát nguyện vọng của nhân dân. “Các phòng, ban cấp huyện, cấp tỉnh lấy con vịt super ở tận đẩu tận đâu về, xã không biết, đùng một cái thấy có văn bản hỗ trợ cho xã bằng này bằng này. Nhiều vùng quanh năm khô khát, lấy đâu ra nước cho con vịt nó tắm?

Trong khi đó, thứ dân cần là con gà, con lợn đen giống thì lại không có. Thứ nữa là hỗ trợ bò cái sinh sản, chủ trương rất đúng nhưng điều kiện tự nhiên ở đây chỉ thích hợp nuôi giống bò địa phương. Người ta lại lấy bò giống ở mãi tận Nam Định, một số con chưa kịp dắt về đến nhà đã nghẻo rồi.

Việc hỗ trợ bò giảm nghèo cũng theo kiểu “bắt ép”, người nhận buộc phải ký cam kết thoát nghèo. Dân thấy có lợi nên chẳng dại gì từ chối, mấy năm sau lại tái nghèo có sao. “Việc này tôi cảm thấy rất là bức xúc vì kết quả không được thực chất... Mỗi năm, huyện giao chỉ tiêu cho xã Hồng An giảm ít nhất 6 hộ nghèo, nhưng xã phải tìm mọi cách để giảm 15 hộ, bởi có tới 8 hộ tái nghèo”, bà Loan than thở.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồng An Sùng A Quả kể: Năm 2014, xóm Mỹ Lủng được hỗ trợ 7 con bê dự án, trị giá 12 triệu/con, nhưng thực tế trọng lượng của bê rất bé. Nhà Sùng A Pá thuộc loại nghèo “rớt mồng tơi”, 6 miệng ăn trông chờ vào nương ngô sản lượng 70 gùi/năm (đủ ăn 7 tháng). Nằm trong diện được hỗ trợ 1 con bê cái, Pá mừng quýnh, nhưng xã bắt phải ký vào bản cam kết thoát nghèo mới giao bê. Chẳng ngờ, vừa dắt bê về đến nhà được một lúc thì con vật lăn đùng ra chết vì kiệt sức và không hợp khí hậu.

Một xã nghèo đặc biệt khó khăn với 66% hộ nghèo và cận nghèo như Hồng An, rất cần những cán bộ có tâm, có tài để soi đường chỉ lối cho dân phát triển kinh tế - xã hội, nhưng…

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm