| Hotline: 0983.970.780

Chuyện “phi nội tắc ngoại”

Thứ Sáu 08/01/2010 , 10:38 (GMT+7)

Xin bắt đầu bằng chuyện cãi vã giữa hai bố con anh Vũ Quốc Uy. Anh và cô Phan Thị Hằng yêu nhau say đắm, cả hai đều thuộc dạng “trúc mã thanh mai”.

Làng quê, dẫu là thời “đổi mới” nhưng việc trai gái hẹn hò thề thốt vẫn rất kín đáo, nên chuyện họ yêu nhau gần như trong họ ngoài làng chẳng mấy ai biết, trừ một số bạn của cả hai. Chỉ đến khi Uy quyết định nói với bố mẹ, xin bố mẹ “có cơi trầu” sang “nói chuyện người lớn” với bố mẹ Hằng, thì bố mẹ hắn mới ngã ngửa người, và sóng gió lập tức nổi lên

- Mày với nó có họ, lấy nhau làm sao được?

- Con họ Vũ, cô ấy họ Phan, sao lại có họ với nhau?

- Vợ của cố nội nó họ Vũ, gọi cố nội mày bằng bác ruột. Tức là cụ nội mày bằng vai với cố nội nó, mà lại là vai trên. Tao bằng vai ông nội nó, còn may thì bằng vai bố nó. Theo thứ bậc, bố nó phải gọi mày bằng anh. Mày lấy nó, thì ra bác lấy cháu à. Tao cấm, cấm tuyệt đối, nghe chưa.

Đến lượt Uy thộn mặt ra. Cố, rồi cụ của cả anh và Hằng đều đã mất từ đời tám hoánh, chẳng thấy ai trong gia đình nói về chuyện hai bên có họ cả. Chỉ nghĩ đến chuyện phải từ bỏ người yêu, anh đã thấy như đứt ruột rồi. Đau khổ quá đâm liều, anh cãi bố:

- Luật nhà nước quy định họ hàng 5 đời thì được lấy nhau. Con cứ lấy Hằng đấy.

- Mày đừng giở luật ra với tao. Trong làng này, năm chứ sáu bẩy đời cũng không lấy nhau được. Ai bảo mày trước khi ngỏ lời yêu cháu gái mày, mày không “niên cứu” kỹ. Trong làng, phi nội tắc ngoại…

Chuyện “phi nội tắc ngoại” ở các làng quê là thế. Nghĩa là bước ra khỏi ngõ, gặp bất cứ ai trong làng, thì người ấy không có họ đằng nội, tất là người họ đằng ngoại, không họ gần tất họ xa. Ví như mấy đứa con tôi chẳng hạn. Tôi họ Vũ, thì đương nhiên chúng là con cháu họ Vũ theo đằng nội, nhưng thân sinh ra mẹ tôi họ Bùi Quang, thì chắc chắn cả tôi và các con tôi cũng phải là con cháu của họ Bùi Quang theo dòng ngoại. Thân mẫu mẹ tôi họ Lê, thế là mấy bố con lại có hơi hướng họ hàng với họ Lê theo nghĩa họ ngoại của bên ngoại.

Trở lại bên nội nhà tôi. Bà nội tôi là con gái họ Đỗ Văn, nên cả chi họ Vũ của tôi cũng là con cháu bên ngoại của họ Đỗ Văn, các con tôi là chắt ngoại của họ Đỗ Văn. Tôi là con rể họ Bùi Huy, nên các con tôi cũng đồng thời là cháu của dòng họ ấy. Mẹ vợ tôi là con gái họ Đỗ Viết, thế là cả mấy bố con tôi đều là con cháu của họ ấy. Chỉ một cái gia đình nhỏ của tôi mà đã dây mơ rễ má họ hàng với mấy dòng họ Bùi Quang, Bùi Huy, Lê, Đỗ Văn, Đỗ Viết rồi. Cả làng chỉ có vài chục dòng họ, nếu “truy tìm” ngược lên đến đời cụ nội, cố nội, cụ ngoại cố ngoại tôi, tức là chỉ bốn đời thôi, thì tôi dám chắc tôi có họ với cả làng. Không chỉ riêng một gia đình tôi, mà tất cả các gia đình khác trong làng đều như thế.

Chuyện “phi nội tắc ngoại”, rất có thể, là hệ quả của một nếp sống khép kín của làng quê Việt Nam trong một thời gian dài. Nếp sống khép kín ấy đã sinh ra quan niệm “trâu ta ăn cỏ đồng ta”, chỉ thích dựng vợ gả chồng cho con trong làng trong xóm, cùng lắm là trong xã (Có con mà gả chồng gần/ Có bát canh cần nó cũng mang cho/ Có con mà gả chồng xa/ Nữa mai mẹ héo cha già, cậy ai).

Thời trước, chuyện một chàng trai làng “xé rào” sang huyện khác, tỉnh khác lấy vợ là chuyện rất hiếm. Cô gái huyện khác hay tỉnh khác về làm dâu sẽ bị cả họ bên nội, bên ngoại nhà chồng cho chí người làng xét nét rất ghê. Cho đến bây giờ, quan niệm “trâu ta ăn cỏ đồng ta” vẫn chưa phải đã hết.

Chuyện “phi nội tắc ngoại” có điều hay là nó khiến cho tính cộng đồng trong làng xóm được nâng cao, đã bó bện càng thêm bó bện. Họ hàng, dẫu xa vẫn hơn là người dưng (một giọt máu đào hơn ao nước lã). Một nhà có việc, họ gần họ xa, họ dây mơ rễ má kéo đến, nhìn ra đủ mặt cả làng.

Thế nhưng nó cũng có rất nhiều điều dở, mà cái dở nhất mà ai cũng nhìn thấy là một mặt nó tạo ra tâm lý “hoà cả làng”, ngại va chạm, vì đụng đâu cũng thấy họ hàng. Hậu quả là cái xấu, cái sai không được ngăn chặn. Mặt khác nó lại tạo ra một cách hành xử rất cực đoan: rất nhiều trường hợp một người xã khác, làng khác đi qua mà có va chạm hay mâu thuẫn với một người làng, thì cả làng lập tức kéo ra bênh người làng mình, kể cả khi người làng mình sai. Vì “có sai, nó cũng là người làng, phi nội tắc ngoại”. Đặc biệt nhất là trong những dịp bầu bán…

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.