| Hotline: 0983.970.780

Chuyện thiền táng

Chủ Nhật 30/08/2015 , 12:15 (GMT+7)

Nguyễn Trãi là tên một xã nằm ở tả ngạn dòng Nhuệ giang (huyện Thường Tín, Hà Nội), nơi có chùa Đậu với hình thức thiền táng độc nhất, vô nhị trên thế giới.

Cọng rau, gáo nước

Ngày 3/5/1983, theo yêu cầu của Văn phòng 10 Hội đồng Bộ trưởng, Viện Khảo cổ học cử một đoàn cán bộ khảo sát hiện trạng chùa Đậu trong đó có PGS-TS Nguyễn Lân Cường.

Ông đứng lặng người trước cái am nhỏ phía phải chùa. Tượng thiền sư Vũ Khắc Minh ngồi đó, sau tấm mành tre, đôi mắt như đang “đăm chiêu” suy tư về cõi Phật.

Tượng có hai vết nứt ở đầu gối do khi xưa quan ba Pháp một lần đến thăm chùa, tò mò lấy ba toong gõ thử, thấy xương cốt lộ ra ngoài.

Cách ngồi của ngài là liên hoa tọa tức kiểu ngồi hoa sen - một tư thế thiền. Để chứng minh thiền sư tịch trong tư thế thiền chứ không phải do đệ tử phục dựng thành hình, phải hội đủ ba điều: Trong thi hài không có cốt bằng kim loại hoặc gỗ để làm khung liên kết với các xương. Không có chất dính để đính các xương lại với nhau. Các xương phải nằm theo đúng vị trí giải phẫu. Muốn làm được việc này chỉ có cách chụp X quang…

Dân làng vẫn quen gọi thiền sư Vũ Khắc Minh là ông sư rau bởi ngài thường ăn rau trừ bữa.

Một ngày, thấy trong người yếu, ngài bảo: “Mang cho ta một chum nước uống và một chum dầu để thắp. Khi nào thấy dứt tiếng mõ hãy mở cửa am ra. Nếu thấy thơm thì dùng sơn ta bả lên thi thể, nếu thấy hỏng thì dùng đất lấp am đi”.

Tròn một trăm ngày, tiếng mõ dứt, các đệ tử mở cửa ra thấy ngài tịch trong tư thế thiền, một mùi thơm lạ còn váng vất trong không gian.

Y lời, họ bả sơn lên thi thể ngài để thành một bức tượng sống động chưa từng có. Tượng thiền sư Vũ Khắc Trường cũng được hình thành bằng một cách tương tự.

Thời Pháp thuộc, năm 1931, người ta đến chụp ảnh tượng ở chùa Đậu. Lúc đó vẻ ngoài của tượng Vũ Khắc Minh còn bóng nước sơn.

Trong cuốn sách “Những chùa, đình và nhờ thờ của Hà Đông” viết bằng tiếng Pháp, học giả này cho rằng hai bức tượng là một dạng xác ướp như kiểu các Pha-ra-ông của Ai Cập.

Nhưng phán đoán đó hoàn toàn sai lầm bởi người Ai Cập rạch bụng xác chết để lấy nội tạng, đục xương lá mía để hút não rồi nhét hương liệu, quấn vải niệm để bảo quản còn hai xác này không hề có những kỹ thuật ấy.

Hồi ấy dư âm của thời vô sư, vô sãi vẫn còn in khá đậm nên cảnh chùa nhuốm vẻ hoang phế, quạnh hiu. Ông Dương Văn Lý, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Trãi, nhớ lại, địa phương hồi đó còn nghèo nên cơm canh tiếp đoàn nghiên cứu cũng đạm bạc. Nhưng không vì thế mà lòng nhiệt tình bị giảm sút.

Ngày nào ông Chủ tịch xã đều có mặt ở chùa Đậu. Chính ông Lý là người cho tượng cụ Vũ Khắc Minh vào một cái thúng thóc (để khỏi vỡ) rồi đem đặt lên chiếc bàn cân của HTX hay nhập thóc, cân được đúng 7kg.

Cũng chính ông là người chứng kiến nhiều cuộc tranh luận nảy lửa giữa các nhà khoa học.

Một nhà khoa học vốn học nghề y cho rằng điều kiện ướp xác phải dưới 0 độ C, phải loại bỏ não bộ, phủ tạng rồi bảo quản xác trong thể chân không.

Nhưng GS Nguyễn Văn Huyên vặc lại rằng năm 1639 - thời điểm cụ Vũ Khắc Minh hóa, loài người vẫn phải chủng đậu bằng mũi kiếm vì chưa biết làm xi lanh nên không thể rút não ra được, cũng không có máy điều hòa nhiệt độ để bảo quản, tại sao vẫn mà thi thể vẫn còn?

Nghe các nhà khoa học tranh luận cả buổi sôi nổi tựa mổ bò mà vẫn chưa ngã ngũ, mấy vị sư thủng thẳng: “Các ngài chân tu đắc đạo mà thành Phật nên bất biến, bất khả xâm phạm khiến lửa đốt không cháy, nước ngâm không tan rữa”.

Các nhà khoa học không tin vào chuyện bất biến, bất khả xâm phạm đó nhưng vì không có “vũ khí” nào trong tay đủ sức bác bỏ được điều đó nên đành khất: “Bí ẩn này cần phải tiếp tục nghiên cứu”.

Hơn 30 năm đã trôi qua, câu trả lời đến nay vẫn còn bị bỏ ngỏ.

Áo cà sa biến mất

Các nhà nghiên cứu còn tranh luận nhau, bình thường, người tu hành khi quy y cửa Phật nếu là nam sẽ lấy họ Thích, là nữ sẽ lấy họ Đàm tại sao hai vị sư này lại không Thích cũng không Đàm, vậy các ngài là nam hay nữ?

Chụp X quang xương chậu của tượng thấy nhỏ bản, khép chặt chứng tỏ ngài là nam. Khi xem kết quả chụp hộp sọ của thiền sư Vũ Khắc Minh, PGS Đặng Văn Ấn - Khoa X quang Bệnh viện Bạch Mai thần người ra.

13-22-36_dsc_0376
Kết quả X quang hộp sọ cụ Minh

Hộp sọ vẹn nguyên, ngay cả cái bã mía cấu tạo chủ yếu là sụn mà vẫn còn. Điều đó chứng tỏ không bị chọc để rút não hay cưa hộp sọ để hút não như cách ướp xác của người Ai Cập cổ.

Tiến hành đo đạc, nghiên cứu xương đùi, xương chày, xương đòn, xương sên và răng của thiền sư Vũ Khắc Trường họ đoán ông cao khoảng 1m65.

Khi mang máy chuyên phân tích hài cốt lính Mỹ, kẹp vào vai tượng Vũ Khắc Minh, chỉ số báo ngài sinh thời nặng 42 kg.

Nếu bức tượng Vũ Khắc Minh ở tình trạng khá hoàn hảo thì bức tượng Vũ Khắc Trường lại thiệt thòi hơn. Năm 1893, một trận lụt lớn tràn vào chùa Đậu khiến bức tượng bị ngâm nước nên rã ra, hậu sinh phải đắp lại.

Năm 1987, một đoàn Phật tử từ TP Hồ Chí Minh ra thăm chùa Đậu có tặng cho hai vị thiền sư hai tấm áo cà sa rất đẹp. Áo được gấp lại để ngay trước tượng.

Một buổi chiều, ông Lê Văn Ký, Chủ tịch Mặt trận hớt hải chạy vào gặp ông Dương Văn Lý: “Gay quá ông Lý ạ, mất cái áo cà sa của cụ Trường rồi!”.

13-22-36_dsc_0387
Tượng táng cụ Trường

Nghe tin dữ, mấy cán bộ xã hớt hải chạy ra tìm, mãi không thấy đâu. Bỗng họ thấy lấp ló mẩu vải gì vàng vàng ở trong ống chân cụ Trường.

Một ông sáng kiến, lấy cái nan hoa xe đạp móc vào thì thu lại được chiếc áo cà sa. Nó chỉ bị rách mấy vết nhỏ. Thì ra đám chuột đã tha cái áo từ ống chân tượng lôi lên ổ bụng.

Xưa để tượng ngoài am, không che đậy, nhiều người đến còn sờ cả vào mà vẫn tồn tại xấp xỉ 400 năm giờ hết phương pháp này đến phương pháp nọ mà đôi lúc tượng vẫn ươn ướt như bị đổ mồ hôi.
Chính vì thế phương án đưa khí trơ vào hộp kính bảo quản tượng được bổ sung để có thể giữ các ngài được lâu hơn.

“Thế này thì không ổn rồi!”, ông Lý bảo: “Phải làm khám cho các cụ ở”. Trong khi mọi người đang bàn tán làm gỗ gì, dày bao nhiêu, hoa văn thế nào, tiền ở đâu ra mà trang trải thì nghe thấy giọng một người đàn bà lạ: “Các cụ không phải lo, tiền nong đã có cháu”.

Người đàn bà đó đã hiến số tiền đủ để làm hai cái khám, trị giá 7 triệu đồng ở thời điểm năm 1987.

Không được phép sai lầm

Năm 2003, PGS-TS Nguyễn Lân Cường lại có duyên nợ với chùa Đậu khi làm Chủ nhiệm dự án tu bổ hai bức tượng táng. Vì là độc bản nên việc phục dựng không được phép sai sót.

Một nhà điêu khắc trẻ đã chế ra hai bản sao theo tỷ lệ 1/1 để làm đối chứng. Càng ngắm, ông Cường càng thấy cánh tay của cụ Trường rất dài so với tỷ lệ chung của pho tượng nên bàn với họa sĩ Hân - một người trong nhóm phục dựng bí mật khoét bốn ô nhỏ ở vùng đầu xương cánh tay và khuỷu tay.

Việc làm này vi phạm quy định của cấp trên nhưng biết đâu lại khám phá ra một chân lý mới.

Quả thực đúng như vậy, ở hố khoét tại cánh tay phải, chỏm xương cánh tay đã bị ghép lộn ngược, xương mác của xương ống chân được ghép vào xương cánh tay cũng bị lộn ngược nốt.

Đây chính là nguyên nhân khiến cho xương cánh tay của thiền sư dài quá cỡ.

13-22-36_dsc_0395
Am để tượng táng

Khi phục dựng xong, tượng cụ Trường nặng 31 kg, còn tượng của cụ Minh 7,4 kg, tức tăng 4 lạng so với nguyên mẫu. Sở dĩ tượng tăng cân bởi 14 lớp sơn ta, 2 lớp dát bạc, 1 lớp cánh gián quét bên ngoài.

Chỉ thị của ngành văn hóa cho nhóm phục dựng là hãy để người dân sở tại nghiệm thu tượng bằng mắt bởi ngày nào họ cũng nhìn thấy các thiền sư nên nếu khác lạ tí người ta biết ngay.

Bản phục chế thành công đến nỗi ai cũng công nhận hệt như trước đã đành mà bản tượng giả cũng giống hệt thật. Hai tượng giả hiện bày ở ngoài am, còn tượng thật bày trong nhà tổ thế mà nhiều người vẫn tưởng lầm tượng ngoài am là tượng thật.

Phục chế xong, hai bức tượng được đưa vào hai cái hộp kính Đáp Cầu cường lực, chống đạn, chịu được sự va đập rất mạnh.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm