| Hotline: 0983.970.780

Chuyện tình lệch tuổi

Thứ Bảy 10/08/2019 , 10:15 (GMT+7)

Thằng bé từ trong ngõ phóng ra đột ngột quá. Dù đã xiết chặt cả hai phanh nhưng chiếc xe S.H vẫn gạt phải nó. Hạnh vội buông tay khiến chiếc xe đổ nghiêng ra đường, anh nâng thằng bé dậy.

Từ chân nó một dòng máu chảy ra, loang rộng. Thằng bé rất gan, nó ôm chân, nhăn mặt nhưng không hề kêu khóc. Cùng lúc đó một người phụ nữ chạy tới, ôm lấy đứa bé, kêu ầm ĩ:

- Giời ơi... Sao lại thế này... Sao lại đâm vào con tôi. Ối các ông các bà ơi... Cứu con tôi với.

Những người đi đường xúm lại, vây quanh Hạnh, người quát, người chửi, cứ nhao nhao hết cả lên, một người đàn ông đứng tuổi túm lấy Hạnh, giơ nắm đấm toan đấm vào ngực anh, Hạnh vội nắm lấy cổ tay ông ta:

- Xin các bác, các cô cứ bình tĩnh. Hãy lo cứu người trước đã. Giờ, tôi để chiếc xe của tôi lại làm tin. Nhờ bác nào đưa tôi và cháu bé đến bệnh viện.

Anh lấy giấy tờ xe, đưa cho mẹ cháu bé:

- Chị hãy cầm lấy, để em đưa cháu đi viện rồi sẽ quay lại. Nếu em không quay lại, chị cứ bán cái xe này lấy tiền điều trị cho cháu.

Nghe lời nói và nhìn gương mặt hiền lành, sáng sủa của Hạnh, mọi người có phần dịu lại. Một chiếc xe ôm trờ tới đưa Hạnh và đứa bé đi. Cũng may, bệnh viện ở gần đó, và thằng bé chỉ bị thương ở phần mềm. Băng bó xong, bác sỹ kê đơn thuốc rồi bảo về. Đưa cháu bé về nhà, Hạnh mới thấy nhà nó thật nghèo.

Căn nhà 1 tầng nằm bên con đường liên huyện, tường chưa trát, cửa nhà là mấy mảnh gỗ, chắc là gỗ cốp pha xin được, ghép lại. Trong nhà không có thứ đồ đạc nào có giá trị đến dăm trăm hay một triệu đồng. Thằng bé tên Trung, bẩy tuổi, trên nó còn hai chị gái, một chừng tám chin tuổi và một chừng mười một, mười hai. Hạnh lấy ra năm triệu đồng đưa cho mẹ cháu bé:

- Giờ em gửi chị cái xe của em ở đây, chị cầm tạm ít tiền, hàng ngày thuê một chiếc xe ôm đưa cháu đi học. Năm ba hôm nữa quay lại, em sẽ nói chuyện với chị sau.

Nhìn ba đứa trẻ co ro trong gió rét chỉ với những manh áo vừa cũ vừa mỏng, Hạnh bảo:

- Nào, các con, theo chú ra đây, chú sẽ mua cho mỗi đứa vài bộ quần áo rét.

Hạnh kéo cả 3 ra một quầy bán quần áo rét gần đó, bảo chúng chọn lấy mỗi đứa 3 bộ. Ôm đống quần áo về, 3 đứa trẻ mừng rối rít. Hỏi chuyện, Hạnh biết mẹ chúng tên là Hoa, ba mươi lăm tuổi, hơn Hạnh 10 tuổi. Khi ngôi nhà đang làm dở thì anh Hùng, chồng chị, phát hiện mình bị ung thư phổi giai đoạn cuối, và chỉ 3 tháng sau thì mất. Bao nhiêu tiền của, vốn liếng, cộng với vay mượn thêm đổ vào chữa bệnh cho chồng, nên không còn tiền làm tiếp ngôi nhà nữa. Chồng mất, chị Hoa gồng mình trên mấy sào ruộng nuôi 3 đứa con, vất vả thiếu thốn trăm bề.

Tuy mới 25 tuổi, nhưng nhờ vốn liếng và kĩ thuật của bố mẹ, Hạnh đã có 1 công ty may riêng với 500 công nhân, công ty đang ăn nên làm ra, có doanh thu rất lớn. 5 ngày sau, quay lại, Hạnh rất ngạc nhiên khi thấy 4 mẹ con chị Hoa đang dọn đồ ra khỏi nhà. Nét mặt rầu rầu, chị cho Hạnh biết:

- Khi chồng tôi mất đi, còn nợ ngân hàng một khoản, đến nay cả gốc và lãi thành một trăm sáu mươi triệu. Tôi không thể trả được, nên ngày kia ngân hàng sẽ xiết ngôi nhà này. Mẹ con tôi phải chuyển về nhà ông bác của các cháu để nhờ tạm.

- Chị hãy theo em lên ngân hàng.

Đến nơi, nghe Hạnh đặt vấn đề trả nợ, ông giám đốc ủng hộ ngay:

- Tôi cũng biết hoàn cảnh cô Hoa. Việc lấy ngôi nhà mang bán đấu giá để thu hồi lại tiền cho ngân hàng là vạn bất đắc dĩ. Nay nếu cô ấy trả được, thì còn gì bằng nữa.

Việc trả nợ được thực hiện ngay trên điện thoại của Hạnh. Quyết định hủy bỏ việc cưỡng chế, trả lại giấy tờ nhà cho chị Hoa cũng được kí ngay sau đó. Chị Hoa rất cảm động:

- Cảm ơn chú. Nhưng... biết đến bao giờ mẹ con tôi mới có tiền trả lại cho chú được.

- Chị không phải lo, em tặng chị số tiền đó. Mẹ con chị phải có ngôi nhà mà ở chứ không thể ở nhờ mãi được. Sau này các cháu lớn lên, chúng nó còn có thể tận dụng được mặt bằng này mà làm ăn. Cháu Trung thế nào rồi, chị.

- Cảm ơn chú, cháu đã tự đi học được.

Từ sau hôm đó, gương mặt người phụ nữ nghèo nhưng rất mặn mà cứ bám riết lấy Hạnh, cả trong lúc ăn, lúc ngủ. Kì lạ thật, rất nhiều cô gái vừa trẻ vừa xinh đã chủ động tỏ tình với anh. Nhưng với tất cả những người đó, trái tim anh lạnh tanh. Thế mà từ khi gặp người phụ nữ này, trái tim anh thổn thức, cứ đập dồn mỗi khi gương mặt ấy hiện về.

Rồi một hôm, Hạnh quyết định thổ lộ lòng mình:

- Chị ơi, anh Hùng mất rồi. Giờ chị là người tự do. Em cũng là người tự do, chưa một lần yêu. Chúng ta hãy đến với nhau. Chị hãy làm vợ em, em sẽ chia sẻ gánh nặng gia đình với chị, sẽ cùng chị nuôi nấng, gây dựng cho các con.

Nghe vậy, người phụ nữ lặng đi, lát sau, chị mới nghẹn ngào:

- Tôi chỉ là một người phụ nữ nghèo, một nách 3 con, lại hơn tuổi chú, làm sao tôi có thể xứng đáng với chú được.

Hạnh cầm tay chị:

- Chị ơi, chị nghèo thì em đã biết, nên em tình nguyện ở bên cạnh chị suốt đời, chia sẻ mọi vui buồn với chị. Còn tuổi tác, thì đó chỉ là những con số thôi, chứ chẳng có ý nghĩa gì trước tình yêu cả. Em yêu chị thật lòng, xin chị hãy chấp nhận tình cảm của em.

Hạnh kéo chị dậy, đặt lên môi chị một nụ hôn. Người phụ nữ nép mình vào ngực Hạnh, òa khóc nức nở.

(Kiến thức gia đình số 32)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm