| Hotline: 0983.970.780

Chuyển từ nhập sang xuất đường!

Thứ Sáu 26/07/2013 , 09:11 (GMT+7)

Ngày 25/7, tại tỉnh Hậu Giang, Bộ NN-PTNT phối hợp Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) tổ chức Hội nghị Tổng kết vụ SX mía đường 2012-2013. Sở NN-PTNT các tỉnh trồng mía và đại diện hơn 40 nhà máy đường cả nước tham dự.

Ngày 25/7, tại tỉnh Hậu Giang, Bộ NN-PTNT phối hợp Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) tổ chức Hội nghị Tổng kết vụ SX mía đường 2012-2013. Sở NN-PTNT các tỉnh trồng mía và đại diện hơn 40 nhà máy đường cả nước tham dự.

Sau chặng đường hơn 15 năm, ngành mía đường từng bước vươn lên, năng lực đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tiềm năng còn lớn, tuy nhiên hiện nay tình hình SX dư thừa, áp lực tồn kho lớn lại đương đầu với nạn đường nhập lậu. Trước bối cảnh kinh tế hội nhập sâu, sức cạnh tranh của mía đường nước ta thấp, muốn tăng cường năng lực phải chọn hướng đi nào?

Tăng trưởng "nóng"

Theo đánh giá của Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối, vụ SX mía đường 2012-2013 vẫn đạt mức tăng trưởng khá về lượng. Diện tích mía cả nước tăng 5,2%, năng suất tăng 3,5% so niên vụ trước. Chất lượng mía tốt hơn, chữ đường bình quân 9,8 CCS, cao hơn 0,2 CCS so niên vụ trước. Kết thúc vụ, sản lượng mía đạt trên 19 triệu tấn và SX đạt 1.530.000 tấn đường.

Dù trong tình hình suy thoái kinh tế thế giới và trong nước, ngành mía đường vẫn tăng trưởng, SX có hiệu quả. Các nhà máy đường nộp ngân sách mỗi năm 1.000 tỷ đồng. Kết quả trong 5 năm gần đây, nhờ giá đường, giá mía cao, các công ty SX kinh doanh mía đường và người trồng mía có lãi nên diện tích mía được mở rộng và ổn định. Đến năm 2012-2013 cả nước có 288.200 ha trồng mía, tăng hơn 15.000 ha so niên vụ trước. Năng suất mía bình quân 63,9 tấn/ha, tăng 2,2 tấn/ha so vụ trước.

Hơn 15 năm ngành mía đường Việt Nam trưởng thành. Nhớ lại vào năm 1994, cả nước chỉ có 9 nhà máy với tổng công suất khoảng 11.000 tấn mía/ngày. Từ một nước thiếu đường mỗi năm phải nhập khẩu 300-500 ngàn tấn thì đến vụ mía 2012-2013 cả nước có 40 nhà máy đường hoạt động trải rộng khắp địa bàn cả nước, từ khu vực miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL.


SX mía đường ở Hậu Giang

Tổng công suất thiết kế các NM đường lên tới 134.200 tấn mía/ngày; sản lượng mía ép công nghiệp đạt 16,6 triệu tấn, tăng 2,1 triệu tấn (14,5%). SX đường đang dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng trong nước và chuẩn bị bước sang giai đoạn mới là XK đường.

Thách thức lớn 

Tỉnh Hậu Giang là một trong những địa phương có vùng trồng mía lớn nhất vùng ĐBSCL, với hơn 14.000 ha, sản lượng mía trên 1,5 triệu tấn/năm, sản lượng đường của 3 nhà máy SX trên 100.000 tấn/năm. Đặc biệt Bộ phận khuyến nông của Cty Mía đường Cần Thơ (Casuco) phối hợp với cán bộ nông nghiệp địa phương, chuyển giao kỹ thuật SX và chuyển đổi giống mía mới cho năng suất, chữ đường cao, đạt hiệu quả vượt trội so với các vùng trồng mía khác trong cả nước.

 Câu lạc bộ của 90 nông dân trồng mía giỏi, năng suất đạt mức kỷ lục trên 200 tấn/ha, mức lãi tính trên 12.000 m2 mía của CLB tăng dần, từ năm 2007 đạt 65 triệu đồng đến năm 2013 đạt 106 triệu đồng.

Ông Đỗ Thành Liêm, Phó Chủ tịch VSSA cho biết: Khó khăn và thách thức phía trước là sản lượng đường thế giới và trong nước vụ 2012-2013 đều đạt kỷ lục. Thế giới đạt 187,1 triệu tấn đường, vượt 7,5 triệu tấn so vụ trước và thừa cung 10 triệu tấn.

Trong nước sản lượng đạt 1,53 triệu tấn đường, vượt khoảng 200.000 tấn so vụ trước trong khi nhu cầu tiêu dùng năm 2013 khoảng 1,3-1,4 triệu tấn. Đến 15/7/2013, lượng đường tồn kho các nhà máy 426.000 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 187.000 tấn.

Bên cạnh đó áp lực cạnh tranh của đường nhập lậu với số lượng lớn gây khó cho các nhà máy SX đường trong nước. Qua khảo sát cho thấy lượng đường nhập lậu trong 3 năm (2010-2012) vào nước ta từ 355.000-413.000 tấn/năm, chiếm khoảng 30% sản lượng đường SX trong nước.

Tại Tịnh Biên (An Giang) cảnh tượng đường nhập lậu trở nên quen thuộc. Tình trạng gian lận thương mại lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất hay các cơ sở mua đường nhập lậu về hợp thức hóa đóng bao bì mang nhãn hàng trong nước đang gây tác hại nặng nề cho ngành mía đường.

Trong khi nhìn vào nội lực, các chuyên gia kinh tế phân tích các điểm yếu trong chuỗi giá trị SX mía đường phân phối lợi nhuận còn bất hợp lý. Trong các khâu SX, từ chọn tạo giống mía mới đến kỹ thuật trồng năng suất chưa cao. Cơ giới hóa SX mía còn thấp, đặc biệt trong khâu thu hoạch bị động vì thiếu nhân lực lao động, công lao động thường chiếm 15-18% giá thành. Những mặt tồn tại đó khiến giá thành SX tăng và giảm sức cạnh tranh.

 Mặt khác, do đường thừa, tiêu thụ chậm, giá đường niên vụ 2012-2013 thấp hơn niên vụ trước 1.500-2.000 đồng/kg, thậm chí có lúc nhà máy đường bị lỗ. Lợi nhuận trồng mía kém hấp dẫn nông dân. Một số nơi cây mía gặp cạnh tranh với cây trồng khác như mì (sắn), dừa, lúa hay nuôi thủy sản…

Theo VSSA, nếu vùng trồng mía cung cấp đủ nguyên liêu, các nhà máy đường vận hành hết công suất có thể đạt sản lượng 2 triệu tấn đường/năm. Nhưng công nghệ chế biến những sản phẩm sau đường như: điện, cồn sinh học, ván ép, phân hữu cơ vi sinh… của ngành mía đường nước ta vẫn còn để ngỏ.

Đến cuối tháng 8/2013 các nhà máy đường vào vụ mía đường mới (2013-2014). Hiện nay với lượng đường tồn kho, nếu mức tiêu thụ tương đương như những năm trước (khoảng 100.000 tấn/tháng), dự báo lượng đường dư so với nhu cầu tiêu dùng khoảng 200.000 tấn (chưa kể lượng đường tối thiểu sẽ phải nhập theo cam kết WTO). Một áp lực rất lớn trước khi vào vụ.

Vụ mía 2013-2014 dự kiến cả nước SX 306.000 ha mía, tăng 8.000 ha so niên vụ trước. Trong đó vùng mía nguyên liệu tập trung 289.108 ha, các nhà máy ký hợp đồng đầu tư 269.900 ha, tăng 4.800 ha so niên vụ trước, năng suất bình quân 64 tấn/ha; sản lượng mía cả nước 19,6 triệu tấn.

Theo kế hoạch 40 nhà máy có sản lượng mía ép 17 triệu tấn, sản lượng đường dự kiến 1,6 triệu tấn, trong đó đường luyện 750.000 tấn.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm