| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 04/12/2014 , 08:29 (GMT+7)

08:29 - 04/12/2014

Chuyện tướng tá thời bình

Giải thích trước Quốc hội, đại diện Bộ Quốc phòng trần tình rằng: “Không phong (tướng) thì sợ anh em có tâm tư”. 

Luật Công an Nhân dân sửa đổi và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua trong kỳ họp thứ 8 mới rồi. Nhưng cử tri cả nước vẫn chưa hết băn khoăn.

Và những băn khoăn, đã rộ lên trong những buổi các Đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri tại các vùng miền, để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8 trước những người đã cầm lá phiếu bỏ cho mình.

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, thì tổng số các vị trí có quân hàm cấp tướng trong quân đội không được vượt quá con số 415. Trong khi theo thống kê của Quốc hội, thì hiện tại quân đội ta đang có 489 sỹ quan mang quân hàm cấp tướng.

Đó là chưa kể còn rất nhiều vị tướng “chìm”, nghĩa là những vị mang quân hàm đại tá, vì lý do này hay lý do nọ, không thể mang quân hàm cấp tướng, nhưng vẫn được hưởng lương và các tiêu chuẩn, quyền lợi của cấp tướng.

Ai cũng biết, ngày 12/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 115, phong quân hàm cấp tướng cho 11 quân nhân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong đó có 1 Đại tướng (ông Võ Nguyên Giáp), 1 Trung tướng (ông Nguyễn Bình), còn lại là 9 Thiếu tướng.

Trong suốt 30 năm chiến tranh, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, quân đội ta mới có 36 vị tướng.

Đa số ý kiến thắc mắc của cử tri là xoay quanh hai vấn đề: Vì sao chỉ trong mấy chục năm hòa bình, mà số tướng trong quân đội của ta lại tăng gấp hơn 10 lần số tướng có trong suốt 30 năm chiến tranh. Và nay, để thực hiện đúng như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, thì 74 (489-415) vị tướng “dư thừa” so với Luật kia, sẽ được quyết định như thế nào?

Giải thích trước Quốc hội, đại diện Bộ Quốc phòng trần tình rằng: “Không phong (tướng) thì sợ anh em có tâm tư”. Nói thế nghe chưa ổn. Thế hóa ra đi bộ đội là chỉ có mục đích để làm tướng, chứ đâu phải là đi để “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”? 

Phong quá nhiều rồi, bây giờ thừa so với Luật định. Cho về hưu, thì 74 vị tướng kia chưa đến tuổi. Giáng xuống hàm đại tá ư? Làm sao giáng được khi họ không mắc khuyết điểm gì. Chuyển họ sang các vị trí công tác khác bên dân sự ư? Thì phải bố trí cho họ một vị trí tương đương, và lương cũng như quyền lợi, tiêu chuẩn của họ vẫn phải giữ nguyên. Tức là lại gây ra một cuộc "lạm phát" chức vụ bên dân sự.

Luật là “quốc pháp”. Mà đã là “quốc pháp” thì “bất vị thân”. Một khi luật đã ban ra, thì mọi cá nhân, cơ quan hay tổ chức đều phải triệt để chấp hành. Ai không chấp hành, sẽ bị áp dụng chế tài ngay lập tức.

Thế thì tình trạng thừa cấp tướng nói trên sẽ được giải quyết thế nào? “Trảm” quân hàm thì không được. Còn để nguyên, thì trái luật. Nếu vậy, khi người dân hay tổ chức vi phạm các luật khác, thì “ăn làm sao, nói làm sao”?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm