| Hotline: 0983.970.780

Chuyện về cầu Lê

Thứ Năm 09/12/2010 , 10:56 (GMT+7)

Nhìn thoáng qua, cầu Lê không khác gì những cây cầu khác thế nhưng, từ khi quen biết ông Đặng Hùng người Đông Các, huyện Đông Hưng, thì mỗi lần có dịp qua cây cầu này, tôi thường dừng lại rất lâu để ngắm nghía, và để hình dung lại những gì qua câu chuyện mà ông kể với tôi…

Trên QL 39 (khởi đầu từ cầu Triều Dương phía bên Thái Bình và nhập vào QL10 ở thị trấn Đông Hưng cũng thuộc Thái Bình) có cầu Lê, bắc qua một bên là xã Tiến Đức và bên kia là xã Phú Sơn, đều thuộc huyện Hưng Hà.

Cầu Lê ngày nay.

Nhìn thoáng qua, cầu Lê không khác gì những cây cầu khác thế nhưng, từ khi quen biết ông Đặng Hùng người Đông Các, huyện Đông Hưng, thì mỗi lần có dịp qua cây cầu này, tôi thường dừng lại rất lâu để ngắm nghía, và để hình dung lại những gì qua câu chuyện mà ông kể với tôi…

Ông Hùng kể rằng: Nơi có cầu Lê vốn khi xưa là đất phong của tướng quân Lê Điện triều Lý. Lê Điện là bố vợ Trần Thừa, người đã sinh ra vua Thái Tông nhà Trần là Trần Cảnh. Cầu Lê bắc qua sông Thái Sư, vì sông do Thái sư Trần Thủ Độ cho đào. Khởi đầu triều Trần, tuy còn bận trăm công ngàn việc nhưng vị “kiến trúc sư” của nhà nước phong kiến này đã “khoét rỗng sông Sinh, đào phình sông Hóa” và đào nhiều sông mới. Nhờ vậy mà mùa màng bội thu, giao thông thuận lợi. Sông Thái Sư bắt nguồn từ cống Đào Thành (nay là xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà) chảy qua các địa danh mà ngày nay là các xã Canh Tân - Phú Sơn - Tiến Đức - Hồng An - Thái Phương, đổ vào sông Cầu Lại rồi ra sông Hồng. 

Chuyện “Chúa Chổm mắc nợ tì tì/ Chết xuống âm phủ kém gì vua Ngô”, đã được cụ Nguyễn Đổng Chi kể khá kỹ trong “Kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam” rồi, tôi không nhắc nhiều nữa. Chỉ nêu một nghi vấn: Phải chăng tên cầu Lê là do người đời sau đặt, để ghi lại công lao của người phụ nữ vô danh này?

Đến triều Lê, thì làng Mẽ hay Mỹ Xá cạnh đó là nơi lầu gác huy hoàng, vàng son chói lọi, mùi phú quý tràn ngập, bởi đó chính là Thuần Mỹ điện, đất phong của Kiến vương Lê Tân, con trai thứ 5 của vua Lê Thánh Tông. Thánh Tông băng hà, triều Lê nhanh chóng tàn mạt. Lê Uy Mục (người được sứ Tàu gọi là “vua Lợn”) lên ngôi, do có mâu thuẫn nên đã cho người về bắt vợ Lê Tân (lúc này Kiến vương đã mất) và 4 người con là Lê Sùng, Lê Oanh, Lê Sách, Lê Quyên tống ngục, tra tấn rất dã man. Vợ Lê Tân và Sùng, Sách, Quyên đều chết, chỉ người con thứ hai là Lê Oanh vượt ngục, chạy được về Thanh Hóa.

Được các tướng sỹ tôn phò, Lê Oanh đem quân về Thăng Long, bắt Uy Mục đế phải tự tử để mình lên ngôi, tức là vua Lê Tương Dực (sứ Tàu gọi là “vua Quỷ”). Nhưng cũng chỉ được 8 năm, vua Tương Dực lại bị giết chết ở tuổi 24. Triều thần về Mỹ Xá đón Lê Y, con trai của Lê Sùng, lên làm vua, tức là vua Lê Chiêu Tông. Lúc này thế lực của Mạc Đăng Dung đã vô cùng lớn, Chiêu Tông chỉ còn là bức tượng gỗ. Họ Mạc rắp tâm cướp ngôi. Biết được chuyện đó, Chiêu Tông phải xuất cung lánh nạn. Mạc Đăng Dung cho đón người em của Chiêu Tông là Lê Xuân lên ngôi, gọi là Lê Cung Hoàng, đồng thời lùng bắt được Chiêu Tông, đem về Mỹ Xá giam giữ, hành hạ bằng cách để Chiêu Tông phải chết đói.

Chính trong những ngày này, đã xẩy ra một thiên tình sử rất đẹp. Một cô gái làng Mỹ Xá có nghề bán bún, nhân một lần gánh gánh bún, đậu phụ mắm tôm và rượu vào bán cho đám lính canh giữ Chiêu Tông. Thấy người bị giam là một thanh niên tuấn tú, khôi ngô nhưng chỉ được uống mỗi ngày một bát nước, đang đói lả, cô đem lòng thương, và cô đã nghĩ ra cách lấy bột bún quết đẫm vào cái yếm mình vẫn mặc, rồi mỗi lần gánh hàng vào bán, nhân lúc bọn lính không để ý, cô lại cởi yếm đưa cho người tù.

Một lần, cô rắp tâm cho bọn lính uống đến say mềm, rồi tìm vào tình tự với người thanh niên. Cảm vì tình nghĩa ấy, người tù đã tiết lộ cho cô biết mình chính là Chiêu Tông hoàng đế. Và cô gái đã trao thân cho “con rồng mắc cạn” ấy. Rồi cứ thế, cái yếm tẩm bột của cô hàng bún còn duy trì cuộc sống cho nhà vua được một thời gian nữa…

Thấy bị tuyệt đường lương thực khá lâu mà nhà vua vẫn không chết, bọn lính canh nghi ngờ, cấm không cho cô hàng bún lai vãng và báo cáo cho Mạc Đăng Dung biết. Nhưng trong lần gặp gỡ cuối cùng trước lúc bị cấm, cô gái đã kịp báo cho Chiêu Tông biết mình đã có thai. Nhà vua xé vạt áo, viết lời chiếu xác nhận đứa trẻ trong bụng cô chính là giọt máu của hoàng gia, dặn cô nếu sinh con trai thì đặt tên là Lê Duy Ninh, và hối thúc cô trốn đi, đừng quan tâm đến sự sống chết của mình nữa.

Được tin báo, Mạc Đăng Dung nổi giận, buộc Lê Cung Hoàng phải viết chiếu nhường ngôi cho mình, cho người về Mỹ Xá giết chết Chiêu Tông, đồng thời ra sức tàn sát con cháu nhà Lê. Cả ông vua mới nhường ngôi là Lê Cung Hoàng cũng không thoát. Nghe phong thanh chuyện cô hàng bún đã mang trong mình giọt máu của nhà Lê, họ Mạc cho quân lùng bắt cô rất ráo riết. Lúc này, cô gái vẫn lẩn lút ở Mỹ Xá và đã sinh một bé trai, tức hoàng tử Lê Duy Ninh, nhưng cô gọi đứa con bằng một tên khác là Chổm.

Được người làng mật báo, cô ôm con chạy đến vùng Phú Sơn ngày nay. Bị quân lính truy sát, cô trốn vào một bụi cây bên cầu. Thấy đứa con sơ sinh ngằn ngặt khóc, cô khấn thầm, xin liệt tổ liệt tông nhà Lê phù hộ cho giọt máu cuối cùng của hoàng gia được tai qua nạn khỏi. Khấn xong, đứa trẻ tự nhiên nín bặt. Ngay đêm ấy cô ôm con trốn vào Thanh Hóa, giấu kín tung tích của mình, làm thuê làm mướn để nuôi con, nhưng cũng chỉ được mươi năm sau thì cô chết vì kiệt sức…

Và Chổm, tức hoàng tử Lê Duy Ninh, vốn đã không biết mặt cha, nay lại mồ côi nốt mẹ. Chổm bơ vơ, lang thang ở xứ Thanh cho đến lúc được tướng Nguyễn Kim, một cựu thần nhà Lê, từ Ai Lao (nước Lào ngày nay) trở về, tìm thấy, lập nên làm vua, tức Trang Tông hoàng đế, dựng cờ diệt nhà Mạc.

Trang Tông hoàng đế nổi tiếng không chỉ vì ông chính là người mở đầu một triều đại mới của nhà Lê, gọi là triều Lê Trung Hưng, kéo dài cơ nghiệp của nhà Lê thêm trên 300 năm nữa, mà còn nổi tiếng là ông “vua cắm quán”, bởi khi còn bơ vơ với cái tên là Chổm, ông ăn chịu các quán cơm xứ Thanh rất nhiều, đến nỗi khi trở thành đấng chí tôn rồi, phải cho quân lính bưng từng thúng tiền ném vung ra đường, cho các chủ nợ ai nhặt được bao nhiêu thì coi như vua trả nợ bấy nhiêu.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm