| Hotline: 0983.970.780

Chuyện về người săn gấu trên núi Voi

Thứ Năm 15/07/2010 , 14:30 (GMT+7)

Ông không còn nhớ mình đã bắn hạ bao nhiêu muông thú, cuộc đời của ông gắn với rừng. Nhưng lạ thay, đã hơn hai mươi năm nay ông không bắn một con thú nào nữa, mặc dù nhiều lần ông vẫn gặp chúng trên rừng.

Những người sống quanh dãy núi con Voi đều gọi ông Triệu Nguyên Tư là ông “Tư Gấu”. Ông không còn nhớ mình đã bắn hạ bao nhiêu muông thú, cuộc đời của ông gắn với rừng. Nhưng lạ thay, đã hơn hai mươi năm nay ông không bắn một con thú nào nữa, mặc dù nhiều lần ông vẫn gặp chúng trên rừng.

Ông Tư Gấu và khẩu súng săn.

Kỳ 1: Săn thú - cuộc cạnh tranh sinh tồn

Ông Tư Gấu người dân tộc Dao đỏ sống ở làng Khay, đây là chốn “sơn cùng thuỷ tận”, ngay chính những người dân xã Lâm Giang, huyện Văn Yên (Yên Bái) mỗi khi nhắc đến cũng phải lắc đầu. Nhà ông nằm trong khe núi, nơi đầu nguồn của dòng suối Khay chảy từ dãy núi con Voi xuống. Mặc dù đã ngót tám mươi tuổi, nhưng nom ông vẫn còn cường tráng, da thịt đỏ au, mắt sáng quắc tinh tường như mắt của loài báo có thể nhìn thấu màn đêm.

Vừa nhấp chén rượu nấu bằng cây đao rừng trong veo, ông khà một tiếng rồi kể: Tôi là người Dao đỏ, sinh ra ở đất Long Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) phía bên kia dãy núi con Voi. Mẹ tôi chết khi tôi mới 12 tuổi, năm 16 tuổi thì bố tôi cũng theo mẹ tôi về với tổ tiên, ông bà. Tôi được bà con dân bản nuôi, nay sống ở nhà này vài tháng rồi lại sang nhà kia, đi chăn trâu, xới cỏ ngô hay lên rừng đốn củi. Ngày ấy đói lắm, chẳng ai biết làm ruộng, chỉ biết phát rừng làm nương rẫy. Lúa ngô rất tốt, nhưng khi lúa vừa đông sữa, ngô vừa đóng hạt thì chim chóc và thú rừng khắp nơi kéo đến phá. Nhiều mảnh nương chỉ sau vài đêm bị thú rừng tàn phá không còn một khóm lúa, hay một bắp ngô. Nhiều đêm tôi ngủ trên chòi nương để trông coi lũ thú rừng, ngày ấy tuổi trẻ vừa đặt lưng xuống là ngủ không biết gì, sáng ra thì thấy nương lúa giập nát không còn một bông, chỉ biết khóc thôi. Đói quanh năm, phải vào rừng đào củ, bẻ măng mà sống nên ghét bọn thú rừng lắm. Từ Long Khánh chúng tôi vượt qua dãy núi con Voi sang Khe Gỗ phía sườn núi ngoài kia, lang thang khắp nơi rồi sang Lang Thíp lấy vợ đẻ một lũ con 12 đứa rồi lại kéo nhau vào đây sinh sống từ bấy đến giờ…

Ông Tư Gấu nhìn ra khoảnh rừng xanh trước mặt, nắng chói chang nhưng rừng vẫn xanh ngằn ngặt, ông lắc đầu:

- Ngày ấy đói quá, thú rừng lại nhiều, chúng ăn cắp hết lương thực của mình. Tôi nghĩ mình phải ăn thịt nó, chứ không để chúng ăn thịt mình. Đánh bẫy chỉ được lũ chuột và đám gà rừng thôi, còn những con thú lớn, như: Hươu nai, lợn rừng, gấu…thì không thể nào bắt được, thế là tôi nghĩ cách phải chế ra súng mà săn bắn.

- Ai dạy ông chế tạo súng hoả mai? Tôi hỏi. Ông cười nheo nheo đôi mắt, đặt chén rượu uống mâm:

- Chẳng ai dạy cả, hồi ấy giá mỗi khẩu súng hoả mai chỉ 12-13 đồng, nhưng chẳng có tiền mua nên tôi tự chế tạo lấy. Thuốc súng thì vào hang đá hót phân dơi, bây giờ phân dơi trên hang đá vẫn còn nhiều lắm. Năm 21 tuổi thì tôi vác súng vào rừng săn thú, mới đầu cũng chỉ dám bắn những con thú nhỏ, chưa dám động đến gấu và lợn rừng. Các cụ bảo, bắn lợn rừng và gấu phải cẩn thận, nếu không chúng sẽ xông vào cắn chết mình ngay. Năm sau tôi quyết định bắn chúng, bởi chúng phá nương ngô, nương lúa của chúng tôi nhiều lắm, cứ đến mùa thu hoạch là chúng từ trong rừng thẳm kéo nhau ra, chỉ vài đêm là cả đám nương bị phá tanh bành…

Nhà của ông Tư Gấu dưới chân núi Voi.
Đôi mắt ông Tư Gấu chợt long lanh, gương mặt giãn ra như trở lại cái thuở trai tráng, leo rừng suốt đêm theo chân bầy thú không biết mỏi. Ông lặng im hồi tưởng lại cái đêm đầu tiên cách nay đã hơn 50 năm, trên đám nương ngô của gia đình dưới chân núi Voi. Đêm vùng núi im ắng lạ thường, mảnh trăng cuối tháng như chiếc liềm bạc lấp ló trên đỉnh rừng, xanh đen. Về khuya, sương mỗi lúc mỗi lạnh, gió xào xạc thổi qua các tán lá, tiếng của những loài chim ăn đêm rời rạc.

- Tôi nấp trong một lùm cây trong nương ngô, khuya lắm rồi có lẽ đã nửa đêm, sương ướt đẫm hai vai và cả trên lưng áo, tôi nghĩ hay đêm nay lũ gấu không qua nương này, tôi định chui ra khỏi lùm cây để về thì chợt nghe tiếng bước chân ràn rạt của lũ gấu từ trong rừng đi ra, chúng bẻ ngô nhai rau ráu. Tôi nín thở chờ một con đi tới thật gần, trong ánh sáng mờ mờ của đêm tối, tôi nhằm vào chiếc ức trăng trắng của con gấu vươn lên bẻ bắp ngô khi chỉ cách tôi chừng hai sải tay bóp cò. Con gấu nhảy dựng lên lao qua đầu tôi khiến cả đám ngô đổ rạp xuống, tôi chạy tạt sang bên nấp sau một gốc cây nghe ngóng, trống ngực đập thình thịch, muốn chạy mà không chạy được, chân cứ ríu lại. Con gấu thở hồng hộc, lao qua lao lại cào cấu đất đá tung lên rào rào, khiến đám nương ngô nát bét, một lúc sau thì không nghe thấy gì. Lúc ấy tôi mới bớt sợ, nhẹ nhàng đi về phía nó, tin rằng con gấu đã chết nên soi đèn pin vào mắt nó. Đôi mắt con gấu đỏ như hai hòn than, đầu nó cố ngóc lên như định lao vào tôi, nhưng không được, nó gầm lên một tiếng nghe rợn lắm rồi tắt thở. Con gấu ấy phải bốn người mới khiêng nổi…

Ông Tư Gấu rót thêm cho tôi một chén rượu, mỉm cười:

- Tôi không nhớ chính xác mình đã bắn được bao nhiêu con gấu, khoảng 20 con chứ không ít đâu. Có hai loại gấu, gấu lợn và gấu chó, gấu lợn thịt ăn ngon hơn gấu chó, gấu chó thịt hôi không ngọt như thịt gấu lợn. Số tôi sát gấu và lợn rừng, cứ vài ngày lại bắn được một con, bởi thế nên người ta mới gọi tôi là ông Tư Gấu. Lợn rừng tôi bắn được khoảng 60 con, có con phải sáu người mới khiêng nổi. Còn hươu, nai, hoẵng…cũng mấy trăm con, gà rừng thì không tính được. Ngày trước gà rừng nhiều lắm, ngày nào cũng bắn được, chúng về ngay cạnh nhà mình đây gáy te te như gà nhà. Một lần tôi bắn được con nai to lắm, cặp sừng của nó nặng gần chục cân, khoảng cách của hai cái sừng từ đỉnh nọ sang đỉnh kia đo được một mét, tôi đem cặp sừng nai ấy đổi được 5 đồng bạc trắng…

Nói đến đây gương mặt ông Tư Gấu thoáng buồn, ông chỉ người phụ nữ lưng còng đi vào nhà từ cửa sau, ông bảo:

Vợ ông Tư Gấu.
- Vợ tôi đấy, bà ấy kém tôi sáu tuổi, nhưng bị bệnh đau lưng không có thuốc gì chữa được nên lưng còng thế kia…

Tôi không thể nào tin nổi người đàn bà đang ngồi trước mặt tôi là vợ ông Tư Gấu, nom bà già hơn ông đến chục tuổi, có lẽ bà quá vất vả lại đẻ nhiều, những 14 lần sinh nở nhưng còn sống 12 người. Tóc bà cắt ngắn và đã bạc trắng, bà mặc áo mà chả cần đóng cúc, đôi bầu vú teo tóp thõng xuống như quả mướp khô. Nghe tôi và ông Tư Gấu nói chuyện bà cười cười, tôi hỏi:

- Bà nhà mình biết tiếng phổ thông chứ?

- Bà ấy nghe được ít thôi, chẳng nói được nhiều đâu…

- Ngày xưa ông cưới vợ hết bao nhiêu đồng bạc trắng?

- Bảy mươi đồng đấy anh ạ - Ông Tư Gấu nhìn vợ đáp - Vì bố mẹ tôi mất sớm, chả có bạc trắng đi hỏi vợ, mãi tới năm 28 tuổi tôi mới lấy vợ. Có người hỏi tôi: Mày có bạc trắng đâu mà đòi lấy vợ? Tôi bảo: Có chứ, bạc trắng tôi cất trong rừng, mỗi năm tôi lấy về một ít, trả đủ số bạc trắng nhà vợ tôi yêu cầu…Tôi đi săn, được gấu thì lấy mật đem bán, thịt thì chia cho cả bản cùng ăn, còn ít nào thì mang ra ga Lang Khay, Lang Thíp. Ngày trước thịt thú rừng chẳng hiếm và đắt như bây giờ, mỗi cân chỉ bán được mấy đồng, gom mãi cũng đủ số bạc trắng trả cho bố mẹ vợ. Cái lý của dân tộc Dao đỏ, nếu không kiếm đủ số bạc trắng cho nhà bố mẹ vợ, thì chưa mang được vợ con về nhà mình đâu - Ông Tư Gấu chợt cười tít mắt - Cuối cùng tôi cũng mang được vợ con về nhà mình anh ạ…

Rừng núi Voi từ Lang Khay, Lang Thíp, Lâm Giang đến tận Khánh Hoà, Long Khánh, Lương Sơn… không chỗ nào là ông Tư Gấu không đặt chân tới.

- Bây giờ Nhà nước cấm săn bắn thú rừng, ông còn đi săn nữa chứ? Tôi hỏi. Ông Tư Gấu lắc đầu, gương mặt trở nên buồn thăm thẳm:

- Không, tôi không đi săn từ năm 1984. Tôi ăn của rừng nhiều quá nên phải trả nợ rừng anh ạ… (Còn nữa)

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Đê Đông xuống cấp, xâm nhập mặn uy hiếp ngàn ha đất canh tác

Bình Định Tràn Dương Thiện thuộc hệ thống đê Đông dài 250m, có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp giờ đã như ‘răng rụng’.

Bình luận mới nhất