| Hotline: 0983.970.780

Chuyển vụ hè thu sang làm thu đông ở Nam bộ: Nông dân ủng hộ

Thứ Tư 26/05/2010 , 10:38 (GMT+7)

Hiện nay, lúa TĐ (lúa vụ 3) đã được Bộ NN-PTNT chỉ đạo cơ cấu vào mùa vụ chính thức trong năm ở ĐBSCL. Và chủ trương này ngay lập tức được nông dân đồng tình ủng hộ.

Hiện nay, lúa TĐ (lúa vụ 3) đã được Bộ NN-PTNT chỉ đạo cơ cấu vào mùa vụ chính thức trong năm ở ĐBSCL. Không những thế, nhiều địa phương còn chủ trương sẽ thay thế dần diện tích lúa HT bằng lúa TĐ, vì điều kiện sản xuất có nhiều thuận lợi hơn. Và chủ trương này ngay lập tức được nông dân đồng tình ủng hộ.

Là tỉnh sản xuất lúa số một ở ĐBSCL, nhiều năm qua An Giang đã chủ trương khuyến cáo nông dân thực hiện 3 năm 8 vụ. Trong đó, vụ lúa được cắt bỏ để cho đất nghỉ ngơi, phục hồi lại nguồn dinh dưỡng đang được tỉnh này tính tới là vụ HT. Thực tế, diện tích lúa TĐ của An Giang trong những năm qua liên tục tăng và lúc cao điểm lên đến gần 100.000ha, nhiều nhất trong vùng. 

Chi phí sản xuất lúa HT cao do tốn nhiều công phơi sấy

Nông dân Võ Văn Bé, ở xã Vĩnh An, huyện An Phú, An Giang cho biết, việc thay thế vụ HT bằng vụ TĐ là phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu hiện nay. Thực tế mấy năm gần đây, nông dân làm lúa HT không có lời, thậm chí nhiều người còn bị thua lỗ. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết bất lợi, hạt lúa làm ra kém chất lượng, khó tiêu thụ và giá thấp. Ông Bé tâm sự: “Gia đình tôi có 3,3 ha lúa, mấy năm nay ngán làm vụ lúa HT lắm rồi. Nhiều lúc cũng muốn chuyển hết số đất lúa trong vụ HT sang trồng màu cho khỏe. Nhưng vì diện tích lớn quá nên chỉ trồng vài công hoa màu để “phòng thủ” nếu vụ HT có lỗ thì lấy tiền trồng màu bù vào”.

Do đặc thù thời tiết, khi xuống giống vụ lúa TĐ thường rơi vào thời điểm nước lũ đổ về nên cần phải có đê bao khép kín mới triển khai sản xuất được. Ông Bé cho biết, vụ TĐ năm 2009 ông chỉ xuống giống được 1ha lúa nhờ diện tích này nằm trong hệ thống đê bao, số diện tích còn lại phải bỏ trống để lấy phù sa chờ sang vụ ĐX năm sau xuống giống. Nhìn ruộng bỏ trống thấy tiếc. Vụ lúa TĐ điều kiện thời tiết giống như làm lúa ở vụ ĐX, năng suất cũng nằm ở mức 5-6 tấn/ha, bán được giá. Thông thường vụ TĐ của An Giang làm xong là lúc thời điểm nước bạn Campuchia chuẩn bị xuống giống vụ lúa ĐX nên họ sang bên này tìm mua lúa về làm giống. Năm rồi ông Bé bán lúa cho nông dân vùng ven biên giới nước bạn Campuchia với khá cao, từ 6.000 - 6.200 đồng/kg. Tính ra, vụ lúa TĐ ông Bé trừ hết các khoản chi phí còn lời mỗi công lúa hơn 2,5 triệu đồng.

Ông Cao Tấn Lộc, ở xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ cho biết: Thông thường vụ lúa TĐ năm nào tôi cũng có lãi, còn làm lúa trong vụ HT do phải tốn nhiều công sức chăm sóc, cuối vụ lại gặp cảnh lúa đổ khó kêu công cắt, khi suốt ra lúa gặp cảnh mưa kéo dài, tìm lò sấy không có dẫn đến lúa kém chất lượng. Tính ra, chi phí đầu tư trong vụ HT quá lớn, dẫn đến không còn lãi, thậm chí có vụ còn thua lỗ từ 300-500 ngàn đồng/công. Tính toán của nông dân, giá thành sản xuất lúa HT thường cao khoảng gấp đôi so với vụ ĐX và gấp 1,5 lần so với TĐ. Hỏi chuyện những lão nông làm lúa ở TP. Cần Thơ, ai cũng cho biết nếu có điều kiện chuyển đổi thì sẽ thay vụ lúa HT bằng TĐ. Vì thực tế làm lúa TĐ nhẹ công chăm sóc, ít bị rủi ro do thời tiết bất lợi và bao giờ lúa cũng bán được giá hơn hẳn lúa HT.

Theo một cán bộ huyện Thoại Sơn, An Giang: Thoại Sơn là vùng sản xuất lúa chất lượng cao chủ lực của tỉnh, 3 năm nông dân ở đây làm 8 vụ lúa chắc ăn. Nhưng để nông dân có lời cao hơn nữa, nên bỏ vụ HT thay vì bỏ vụ TĐ như hiện nay. Thực tế cho thấy vụ TĐ nông dân làm lúa hiệu quả hơn. Còn vụ HT làm rất bấp bênh, có khi suốt từ đầu vụ lúa phát triển rất tốt, nhưng gần đến ngày thu hoạch gặp một trận bão là lúa đổ rạp, coi như cầm chắc bị thua lỗ.

Làm lúa TĐ không chỉ thuận lợi hơn về thời tiết so với HT, lúa hàng hóa làm ra dễ tiêu thụ mà nông dân còn coi vụ lúa này là nguồn cung cấp lúa giống chủ lực cho vụ ĐX. Vì thông thường, chất lượng lúa HT rất kém, để giống không đạt bằng lúa TĐ.

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, làng thông minh được xây dựng từ các hội quán nông dân, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.