| Hotline: 0983.970.780

CITES lần đầu đưa hươu cao cổ vào danh sách cần bảo vệ

Thứ Hai 26/08/2019 , 15:25 (GMT+7)

Tại Hội nghị các nước thành viên Công ước CITES đang diễn ra tại Thụy Sỹ với sự tham dự của CITES Việt Nam, các quốc gia đã đồng thuận đưa hươu cao cổ vào phụ lục II của công ước CITES.

Hươu cao cổ có nguy cơ bị tuyệt chủng một cách thầm lặng do quần thể loài này đã bị suy giảm 36 - 40% trong vòng 30 năm qua.

Những nhà hoạt động bảo vệ  động vật hoang dã hoan nghênh quyết định của CITES bởi điều này có nghĩa là việc buôn bán quốc tế hươu cao cổ và các bộ phận của chúng như da, xương, thịt sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Việc đưa hươu cao cổ vào phụ lục II của công ước CITES là một quyết định sống còn cho loài sinh vật này khị bị đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng thầm lặng trong nhiều năm nay. Có tên trong phụ lục II sẽ đảm bảo rằng các bộ phận của hươu cao cổ chỉ được buôn bán quốc tế khi có giấy tờ chứng nhận hợp pháp và không gây nguy hại đến sự tồn vong của loài này.

Từng là loài vật có số lượng đàn đông đúc trên phần lớn thảo nguyên nửa khô cằn và thảo nguyên của châu Phi, nhưng ngày nay, hươu cao cổ chỉ được tìm thấy ở phía nam Sahara và chỉ còn khoảng 68.000 cá thể trưởng thành còn sống trong tự nhiên. Trong những năm gần đây, hươu cao cổ đã đượt liệt kê trong danh sách của IUCN trong nhóm “sắp nguy cấp”.

Theo số liệu của Mỹ mà HSI có được thì từ 2006 đến 2015, ít nhất 33.000 mẫu vật hươu cao cổ đã được nhập khẩu cho mục đích thương mại và hầu hết đều có nguồn gốc hoang dã.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giống lúa TBR97 chinh phục 'chảo lửa’ Krông Pa

GIA LAI Giống lúa TBR97 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân và chính quyền địa phương khi lần đầu tiên xuất hiện ở ‘chảo lửa’ Krông Pa.