| Hotline: 0983.970.780

Có 100 tỷ VNĐ mới được lập Cty giống

Thứ Ba 10/04/2012 , 09:35 (GMT+7)

Về tình trạng các Cty giống siêu mini, NNVN xin trích đăng ý kiến của ông Trần Mạnh Báo, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam.

* Nên sửa ngay các văn bản pháp luật về giống

Về tình trạng các Cty giống siêu mini, NNVN xin trích đăng ý kiến của ông Trần Mạnh Báo, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam.

>> Nghề làm giống phải có điều kiện
>> Ai đẩy giá giống bắp lai?
>> Công ty giống nhiều đến mức không bình thường
>> Giống má bát nháo chưa từng thấy
>> ''Loạn'' cung ứng giống lúa ở Quảng Ngãi

Tôi xin nhắc lại một chuyện cũ. Cách đây đã mấy năm, khi Cty CP Giống cây trồng Thái Bình đã ký mua bản quyền giống lúa BC15, sự kiện được công bố công khai trên báo chí thế mà một Cty giống cũng dạng siêu mini ở huyện Kiến Xương vẫn ngang nhiên đóng bao bán giống lúa này. Về sau BC 15 bán chạy quá, còn có thêm nhiều Cty giống nữa bán BC15, một giống lúa đã thuộc quyền sở hữu của Cty chúng tôi. Tất nhiên chỉ những Cty nhỏ mới dám làm vậy, Cty lớn thì mặt mũi nào. Như vậy có thể khẳng định chính những Cty nhỏ đang khuấy đục ngành giống, trong khi cơ quan quản lý ngành trồng trọt các địa phương quản lý không xuể. Thực ra những Cty siêu mini chiếm một thị phần khá khiêm tốn nhưng vì giống họ đưa ra không đảm bảo chất lượng nên hậu quả gây ra lại lớn.  

Cần có hành lang pháp lý đầy đủ quản lý chất lượng giống lúa

Nhiều người có suy nghĩ đơn giản rằng, giống lúa không phải là ngành hàng liên quan đến sức khỏe như thuốc tân dược nên kinh doanh không cần điều kiện kèm theo. Suy nghĩ đó không đúng. Trong ngành nông nghiệp đã có nhiều ngành hàng kinh doanh có điều kiện như thuốc BVTV, thuốc thú y…, tôi nghĩ giống cây trồng, phân bón … cũng cần đưa vào hành lang này. Anh bán một vài chai thuốc giả chết một vài sào lúa nhưng một Cty siêu mini mỗi năm ít ra cũng tiêu thụ hàng trăm tấn giống, gieo cấy trên diện tích mấy trăm ha lúa, nếu giống rởm hỏi anh nào gây hậu quả lớn hơn. Xưa dân gian đúc kết “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” thì nay với vai trò của xông nghệ sinh học, giống đã trở thành vật tư đầu vòa có vai trò quan trọng số 1 trong ngành trồng trọt, nên không thể coi nhẹ. 

Tôi đi Thái Lan thấy cả nước họ có 4, 5 Cty giống, dĩ nhiên là các Cty này có quy mô hoạt động rộng lớn. Ngoài ra tỉnh nào họ cũng có một trung tâm nhân giống hoạt động công ích. Ở ta ngược lại xóa hết các trung tâm giống cấp tỉnh, chuyển sang thành DN giống. Nhìn rộng ra thì cả nước Mỹ chỉ có 2 tập đoàn giống lớn là Monsanto và Sygenta. Hai tập đoàn này không chỉ ứng giống cho nước Mỹ mà gần như cho cả thế giới. Đúng là với tiềm lực của các DN Việt Nam thì chúng ta chưa thể mơ giấc mơ về những tập đoàn giống cây trồng xuyên quốc gia nên cần xã hội hóa công tác làm giống. Nhưng xã hội hóa cần có sự quản lý để đảm bảo giống đưa đến tay nông dân phải đảm bảo chất lượng. 

Cứ theo quan điểm của Cục Trồng trọt muốn đưa giống cây trồng trở thành ngành kinh doanh có điều kiện thì phải sửa rất nhiều văn bản luật. Vậy trong khi chưa sửa luật chẳng lẽ chúng ta cứ chấp nhập tình trạng mỗi tỉnh có mấy chục Cty giống như hiện nay. Theo tôi tới đây, nếu sửa luật, pháp lệnh cần sửa theo hướng muốn lập Cty giống phải có đủ cả 3 yếu tố sau: Có một lượng tiền mặt nhất định; Có cơ sở vật chất (kho tàng, mặt bằng, đồng ruộng…) theo quy định; Có nhân lực đảm bảo trình độ và đúng chuyên ngành (kỹ sư trồng trọt…). Chỉ khi đáp ứng đuyocj những yêu cầu đó mới được phép lập Cty giống cây trồng. Hiện đất nước ở gần chúng ta và có nền nông nghiệp có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam là Trung Quốc đang có phong trào sắp xếp, sáp nhập các Cty giống cây trồng lên một quy mô lớn hơn. Các Cty nhỏ tự nguyện sáp nhập với nhau thành Cty lớn hơn. Nếu anh nào khôpng chịu vào cùng chiếu thì phải tự nâng quy mô vốn điều lệ. Điều này chúng ta nên nghiên cứu học tập. Ngay bên tỉnh Tứ Xuyên, mấy Cty nhỏ đang biến mất dần. 

Theo quy đi mới về tổ chức lại ngành giống của Trung Quốc, lộ trình bắt đầu từ năm 2012 thì sản xuất kinh doanh giống cây trồng là ngành kinh doanh có điều kiện :  

+ Về vốn: Điều kiện về vốn tối thiểu là 3000 vạn NDT tương đương 100 tỷ đồng Việt Nam trong đó kiểm tra tối thiểu phải có 30%  tương đương 1000 vạn NDT (30 tỷ đồng) là Tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh giống, Tài sản bao gồm: Phòng kiểm tra chất lượng đủ thiết bị kiểm tra với diện tích tối thiểu 150m2; Phòng kinh doanh có diện tích 200 m2.; Hệ thống sấy và chế biến cùng sân phơi tối thiểu 1000 m2 trị giá khoảng 120 vạn NDT tương đương 4 tỷ đồng Việt Nam. Tất cả các Tài sản trên phải có chứng nhận là sở hữu của công ty không được thuê mượn.

+ Điều kiện về thời gian cấp đăng ký kinh doanh: Sản xuất giống có thời hạn là 3 năm và kinh doanh là 5 năm ,sau thời gian trên kiểm tra nếu đủ điều kiện sẽ cấp phép lại nếu không sẽ bị rút giấy phép.

+ Về nguồn lực: Có cán bộ chế biến và kho tối thiểu là 3 người.; Cán bộ kiểm tra chất lượng tối thiểu 5 người; Cán bộ sản xuất từ 3-5 người (nếu xin phép cả sản xuất giống). Tất cả cán bộ trên đều phải được đào tạo và được sở nông nghiệp cấp giấy chứng nhận hành nghề.

Hiện nay các doanh nghiệp tự nâng cấp,sát nhập ,và giải thể (ví dụ: Công ty xuyên Nông đã mua công ty Khải phong,....) dự kiến đến năm 2013 số doanh nghiệp kinh doanh giống chỉ còn khoảng 20 %.

(Nguồn: Hiệp hội thương mại giống cây trồng Tứ Xuyên)

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất