| Hotline: 0983.970.780

Cơ bản điều tra xong vụ trôi xe khách trong dòng lũ Lam Giang

Thứ Tư 09/02/2011 , 11:20 (GMT+7)

Đại tá Phan Văn Đán, Trưởng công an huyện cho biết đến thời điểm này, công tác điều tra về vụ án đã cơ bản xong, hồ sơ sẽ sớm được hoàn tất để gửi sang Viện KSND thực hiện thủ tục tố tụng vụ án.

Tại huyện lỵ Nghi Xuân, Đại tá Phan Văn Đán, Trưởng công an huyện cho biết đến thời điểm này, công tác điều tra về vụ án đã cơ bản xong, hồ sơ sẽ sớm được hoàn tất để gửi sang Viện KSND thực hiện thủ tục tố tụng vụ án.

Một ngôi miếu nhỏ được dựng lên để hương khói cho các nạn nhân xấu số.

Theo điều tra của chúng tôi và một số thông tin từ các cơ quan chức năng cũng như bị can Trần Văn Trường và một số nạn nhân sống sót trên xe kể lại, vào sáng ngày 17/10, xe khách mang BKS 48K-5868 xuất phát từ Đắk Nông ra Nam Định, trên xe chở 38 hành khách do lái xe Đinh Văn Lương (37 tuổi, trú tại huyện Hải Hậu, Nam Định) điều khiển.

Lúc xuất phát từ bến Đắk Nông trên xe chỉ có 20 người với 2 lái chính và 2 phụ xe. Qua một ngày đêm di chuyển, đến giữa đêm 17/10 xe đến địa phận huyện Cẩm Xuyên thì bị tắc đường do nước lũ tràn ngập quốc lộ 1A. Lúc này trên xe, số lượng hành khách đã tăng lên 38 người.

Sau khi nghỉ ngơi cơm nước xong, được các lực lượng ở đây hướng dẫn điều khiển cho xe tiếp tục lăn bánh hướng đi thẳng ra Hà Nội. Thay vào điều khiển phương tiện lúc này là lái xe Trần Văn Trường (quê Hải Hậu) điều khiển.

Khi xe tới đoạn Cầu Già thuộc địa phận giáp ranh giữa 2 huyện Thạch Hà và Can Lộc khoảng hơn 3h sáng, do không thấy barie chặn đường, chỉ thấy chiếc xe CSGT mang BKS 38A-5678 đậu bên vỉa đường nên xe vẫn tiếp tục vượt qua mấy đoạn nước lũ, qua thị xã Hồng Lĩnh đến đê Bấn vẫn thế.

Biết đây là đoạn đường nguy hiểm nhưng thấy các phương tiện khác vẫn lưu thông nên Trường vẫn cố lái xe ngập ngụa trong lũ dữ, căn theo các cọc tiêu biển báo 2 bên đường mà đi, đến đoạn nước lũ ngập quá sâu, cọc tiêu biển báo cũng chẳng còn thấy, lúc này tay lái của Trường hoàn toàn không còn chủ động được nữa, xe bị nghiêng đầu sang phía bờ sông. Trường biết xe đã bị đi chệch xuống bờ sông Lam nhưng do nước lũ quá sâu và chảy xiết không thể bẻ tay lái trở lại nên để xe trôi mặc cho số phận.

Sự cố nguy hiểm xảy ra Trường dùng tay đập vỡ các cửa kính thoát nạn và hô mọi người nhảy, nhưng do thiếu dụng cụ đối phó nên chỉ một số người ngồi phía ngoài thoát được ra, số còn lại mắc kẹt trong xe và chiếc xe theo định mệnh từ từ cuốn chìm theo dòng nước lũ, mặc cho những tiếng kêu van gào thét thống thiết trước lúc chết.

Từ những ngày cuối năm Canh Dần, bên dòng sông Lam, nơi mà chiếc lều bạt bất đắc dĩ được dựng lên ngày nào nay đã là ngôi miếu nhỏ do người dân sống trong vùng xây nên để làm nơi thắp hương tưởng nhớ 20 linh hồn xấu số tử nạn vì chiếc xe định mệnh bị lũ cuốn trôi vào rạng sáng ngày 18/10/2010. Bên trong ngôi miếu hương khói vẫn nghi ngút suốt ngày đêm bởi nhiều du khách đi qua về lại dừng chân thắp nén hương tưởng nhớ những linh hồn xấu số vĩnh viễn ra đi vì lũ.

Dư luận đang chờ đợi kết quả điều tra để làm sáng tỏ trách nhiệm của người điều khiển phương tiện đã cố tình xem thường tính mạng của hàng chục hành khách ngồi trên xe, đồng thời là trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ 474, đội thanh tra giao thông số 2, Cảnh sát giao thông...

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm