| Hotline: 0983.970.780

Cơ chế xin-cho tạo ra những chuyện dở khóc dở cười!

Thứ Hai 17/04/2017 , 08:01 (GMT+7)

Sau rất nhiều ý kiến của dư luận, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã thực sự lúng túng về cách ứng xử với các ca khúc sáng tác trước năm 1975.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có ý kiến chỉ đạo giải quyết vấn đề trên tinh thần ca khúc nào đã quen thuộc, nội dung không vi phạm thuần phong mỹ tục, không xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích cộng đồng thì không nên cấm lưu hành.

Khởi đầu của vụ lùm xùm là văn bản đề nghị tạm dừng lưu hành 5 ca khúc trữ tình, trong đó nổi bật nhất là bài hát “Con đường xưa em đi” với lý do chưa đảm bảo bản quyền. 

14-18-10_con-duong-xu-em-di
Tác phẩm "Con đường xưa em đi" từng bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấm

Thế nhưng, trước những chứng cứ phản biện về dị bản của “Con đường xưa em đi” thì Cục Nghệ thuật Biểu diễn lại khẳng định nếu làm đơn xin thì sẽ cho hát lại. Đã từng cho hát một thời gian dài, lại cấm, rồi lại đòi thêm thủ tục thì thật khó hiểu.

Bất ngờ hơn, vì muốn tổ chức đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại ĐH Y Dược Huế mà công chúng phát hiện thêm ca khúc “Nối vòng tay lớn” cũng chưa từng được cấp phép biểu diễn.

Tuy viết trước năm 1975, nhưng “Nối vòng tay lớn” đã xuất hiện trong các chương trình ca nhạc lớn nhỏ suốt hơn 40 năm qua.

Hãy nhớ rằng, ngày 30/4/1975 chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã hát “Nối vòng tay lớn” trên đài phát thanh trong thời khắc thiêng liêng thống nhất non sông. Rõ ràng, cơ chế xin-cho, phải xin thì mới cho, đã tạo ra những chuyện dở khóc dở cười.

Những bất cập của Cục Nghệ thuật Biểu diễn được giải thích là do số lượng ca khúc trước năm 1975 quá nhiều, nếu không có người đứng ra xin phép thì không biết đường nào để cấp giấy phép. Nghe qua thì có lý, nhưng ngẫm kỹ thì khó thuyết phục.

Bởi lẽ, nếu có thiện chí thì Cục Nghệ thuật Biểu diễn không phải đơn vị duy nhất gánh vác toàn bộ sứ mệnh nặng nề này. Tại sao Cục Nghệ thuật biểu diễn không phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam, và Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam để có một cuộc thẩm định căn cơ và bài bản?

Để gỡ rối cho Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân có văn bản đề xuất: “Vì không thể sưu tầm hết các bản gốc của các bài hát trước năm 1975 (ước tính có hàng nghìn bài) để cấp phép theo từng đợt như vẫn làm, nên chăng giao các Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành tự chịu trách nhiệm thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Trước lệnh tạm ngưng gây tranh cãi, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên đã có công văn gửi Cục nghệ thuật Biểu diễn yêu cầu thu hồi quyết định tạm dừng lưu hành 5 bài hát sáng tác trước năm 1975 đã được cấp phép phổ biến.

Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã có động thái xoa dịu căng thẳng bằng công văn “xin nhận trách nhiệm về sự việc trên và tổ chức kiểm điểm, nghiêm khắc rút kinh nghiệm đối với bộ phận tham mưu việc tạm dừng lưu hành 5 bài hát sáng tác trước năm 1975 đã được cấp phép phổ biến nêu trên”.

Sẽ gây bất bình và phát sinh nhiều hệ luỵ, nếu vẫn áp dụng cơ chế xin-cho và áp dụng biện pháp cấm đoán tuỳ tiện đối với những ca khúc trước năm 1975.

Trường hợp “Con đường xưa em đi” hoặc “Nối vòng tay lớn” chỉ là giọt nước tràn ly mà thôi. Cách ứng xử khéo léo và bền vững nhất là ngành văn hoá phải rà soát và công khai danh sách Những ca khúc không được cấp phép biểu diễn, để giới âm nhạc và giới thưởng thức có căn cứ biết rằng những ca khúc còn lại đều được phép biểu diễn!

“Sau những sự việc không hay vừa rồi, nếu chưa thể đưa ngay ra danh sách những ca khúc cấm, trước mắt cục nên cập nhật danh sách các ca khúc đã được cấp phép từ các sở văn hóa địa phương vào danh mục các bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến trên trang điện tử của mình để những ai có nhu cầu hát, sử dụng không còn lấn cấn nữa”, bà Trương Thu Dung - Giám đốc Trung tâm băng nhạc Rạng Đông.

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm