| Hotline: 0983.970.780

Cô giáo mầm non bỏ tiền túi nuôi 14 học sinh

Thứ Sáu 20/11/2020 , 21:21 (GMT+7)

31 năm gắn bó với nghề, nhưng lòng yêu trẻ của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Minh ở Trường Mầm non số 2 thị trấn Phong Hải (Lào Cai) không bao giờ cạn.

Cô giáo Nguyễn Thị Minh Thanh - Trường Mầm non số 2 thị trấn Phong Hải - bên những đứa con nuôi của mình. Ảnh: H.Đ.

Cô giáo Nguyễn Thị Minh Thanh - Trường Mầm non số 2 thị trấn Phong Hải - bên những đứa con nuôi của mình. Ảnh: H.Đ.

Thấy tội nên đưa các cháu về nuôi

Sảng Pả nay thuộc thôn Toòng Già (thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) đời sống bà con người Mông ở đây còn đầy rẫy khó khăn. Năm 2016 - 2017, cô giáo Minh tình nguyện lên điểm trường Sảng Pả dạy học.

“Gọi là điểm trường nhưng lớp chỉ có 8 học sinh là con của những hộ gia đình nghèo ở Sảng Pả. Cuộc sống của người dân tại đây rất khó khăn, có gia đình 7 người nhưng chỉ có 1 chiếc chõng để nằm chung. Có hộ, mái nhà cũng chỉ là tấm bạt để che chắn nắng mưa”, cô Minh kể.

Các cháu ở Sảng Pả đứa thì cởi trần, đứa cởi truồng theo bố mẹ làm nương rãy. Cháu nào mặt mũi cũng nhem nhuốc, đầu tóc bù xù, quần áo bẩn thỉu. Cô Minh đề nghị với bố mẹ các cháu cho các cháu đến trường nhưng họ nói không có tiền cho con đi học.

“Tôi thấy tội, nên nói họ cho con đi học đi, cô giáo nuôi, không phải lo lắng gì cả. Thế là họ đồng ý”, cô Minh nói.

Bắt đầu từ đây, cô Minh đưa những đứa trẻ ở Sảng Pả về nuôi. Công việc chăm sóc các cháu bắt đầu từ sáng tới đêm. Cô Minh dậy từ rất sớm để nấu cơm cho các cháu ăn sau đó chở các cháu lên phân hiệu Sảng Pả, cách nhà 6 - 7km để học.

Chiều về lại tiếp tục công việc chăm sóc các cháu ở nhà như tắm giặt, gội đầu, nấu cơm cho các cháu ăn. Được đi học, các cháu người Mông biết tiếng phổ thông… nên cô trò hiểu nhau hơn.

“Tôi đang ngồi ăn cơm các cháu nói, cô giáo ơi ở nhà cô giáo được ăn cơm với thịt, về Sảng Pả không có thịt ăn đâu. Tôi nghe mà không cầm được lòng”, cô Minh nói.

Khi bố mẹ các cháu đến đón, nhìn thấy con sạch sẽ khỏe mạnh ai cũng cười và phấn khởi. Và từ năm 2016 đến nay, năm nào cô Minh cũng đón thêm các cháu về nhà nuôi. Số các cháu được cô nuôi dậy tới nay là 14 cháu. Hiện nay, có 4 cháu đang được cô nuôi dạy, trong có 1 cháu bị câm.

Những bức tranh những đưa con nuôi dành tặng cho cô Thanh. Ảnh: H.Đ.

Những bức tranh những đưa con nuôi dành tặng cho cô Thanh. Ảnh: H.Đ.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Minh là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020.

Lo nỗi lo của người mẹ

Cô Minh nuôi dậy các con ở Sảng Pả nhiều năm, nên bà con ở đây thường gọi cô với cái tên trìu mến “Mẹ của các con người Mông”.

Cô Minh nuôi các cháu ở độ tuổi mầm non tại nhà mình tới khi các cháu vào lớp 1. Mọi chi phí sinh hoạt từ quần áo, bỉm, sữa… cho các cháu là từ lương hằng tháng của cô.

Cô Minh nói, “tuy đồng lương ít ỏi nhưng tôi vẫn đủ nuôi các cháu ngày 2 bữa ở nhà, mua bỉm đóng cho cháu bé vào ban đêm, mua sữa bánh kẹo cho các cháu ăn không yêu cầu phụ huynh đóng góp thứ gì. Chỉ mong các cháu khỏe mạnh được đến trường, đi học đầy đủ... Ở với các cháu mấy năm trời, tới khi các cháu vào tiểu học thì có nhà nước lo chỗ ăn, chỗ ở rồi không ở với mình nữa nên cũng nhớ chúng nó lắm”.

Đêm nào cũng vậy trên chiếc giường nhỏ, các cháu nằm ngủ phía trên còn cô Minh nằm ngang dưới chân chúng ở cuối giường. Không phải nhà cô thiếu giường mà cô Minh không yên tâm để các cháu ngủ một mình. Sợ đêm rét, cô còn đắp chăn ấm cho các cháu, dỗ dành khi các cháu giật mình, quấy khóc hay ốm đau, đêm phải thức cho các cháu đi vệ sinh.

Kỷ niệm cô Minh nhớ nhất là lần cháu Cư Thị Chứ (2 tuổi) bị ốm, sốt, khó thở vì bị viêm phổi cấp, tình trạng rất nguy hiểm. Nửa đêm trời mưa, cô vội đưa cháu đến phòng khám cách nhà 5km cấp cứu.

“Tay ôm cháu sốt mê man, nhưng bụng thì lo các cháu ở nhà. Mờ sáng, cháu Chứ đỡ, tôi xin bác sĩ về nhà thấy các cháu đang ngủ, tôi mừng quá. Nghĩ lại tôi thấy cũng sợ, nhất là nhỡ có ai vào bắt cóc bọn trẻ thì chết nhưng nửa đêm, không biết gọi ai, chỉ kịp đưa cháu đi cấp cứu để qua cơn nguy kịch”, cô Minh kể.

Cùng với những kỷ niệm vui với các cháu, cô Minh cũng có những nỗi buồn đặc biệt là trường hợp của một cháu được bố mẹ đón về dài ngày không may bị ốm và mất. “Bố mẹ cháu cứ bảo tôi, biết thế để ở nhà cô thì đã không xảy ra chuyện”, cô Minh vừa nói vừa rơm rớm nước mắt.

Trong 5 năm, cô Minh đã nuôi các cháu ở Sảng Pả với bao khó khăn, vất vả, sáng phải dậy sớm hơn, tối phải thức khuya hơn. Công việc hằng ngày của cá nhân phải sắp xếp, gác lại dành thời gian chăm sóc các cháu bằng tình yêu thương của người mẹ. Nhưng cô không hề phàn nàn mà còn thấy vui vì được ở bên cạnh các cháu…

Tháng 1 tới đây, cô Minh sẽ nghỉ hưu, và thu nhập từ lương hưu của cô sẽ thấp hơn nhiều so với hiện nay. Vì vậy, điều cô lo lắng nhất là làm sao duy trì được việc nuôi các cháu có hoàn cảnh khó khăn, để các cháu được đến trường như bao đứa trẻ khác.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm