| Hotline: 0983.970.780

Có giếng hộc, trữ nước ngọt đơn giản

Thứ Tư 10/06/2020 , 07:10 (GMT+7)

Hiện nay, tại ấp 9 xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre), nhiều hộ dân đã áp dụng biện pháp trữ nước mưa dưới giếng để sử dụng trong mùa khô hạn.

Ông Hai Triều cho biết, nhờ trữ nước mưa dưới giếng mà mùa mặn 2019 - 2020 này ông vẫn có dư nước ngọt để sử dụng. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Hai Triều cho biết, nhờ trữ nước mưa dưới giếng mà mùa mặn 2019 - 2020 này ông vẫn có dư nước ngọt để sử dụng. Ảnh: Minh Đảm.

Các hộ dân ở đây cho biết, tại khu vực này từ thường xuyên chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Kể cả nước giếng cũng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn không xài được. Để sống chung với mặn, người dân thường dự trữ nước mưa để sinh hoạt.

Vì vậy, về đến miệt này người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cái lu, cái cống rất lớn chứa đến năm bảy khối nước mưa. Nước mưa này, người dân chỉ để dành nấu nướng hàng ngày hoặc để dành sử dụng những khi có giỗ chạp. Bởi vì, nước ngọt ở đây quý lắm.

Từ khoảng tháng 6 âm lịch năm 2019 đến nay, nước mặn hầu như xuyên suốt. Có những thời điểm, độ mặn ngoài sông lên cao trên 10‰, nông dân không thể tưới cây nói chi đến tắm rửa, cho gia súc ăn uống.

Nước mặn quá, mặn đến độ ao cá của ông Hai Triều (Nguyễn Thanh Triều, ngụ ấp 9, xã Tân Trung) cũng ngất ngư sắp “ngủm”. Đang nước sốt ruột vì ao cá đang ngất ngư trong nước mặn, ông bà Hai Triều liền nhớ đến cái giếng bên hông nhà.

Số là cách đây mười năm, cũng có đợt mặn gay gắt lắm. Ông Hai bèn đào cái giếng sâu độ chừng 3 - 4m. Thấy có nước nhưng nước mặn với phèn quá không sử dụng được đành bỏ đó.

Hơn mười năm qua, hễ mùa mưa đến là ông Hai cứ cho nước mưa chảy hết vào giếng. Hễ có trận mưa lớn cái giếng cũng mau đầy nhưng mà qua đêm đến sáng ngày hôm sau thì nước thấm đâu mất dạng.

Đang vô thế bí, ông bà liền bơm nước lên coi thử thì thấy nước không bị mặn gì hết. Thế là, ông bà Hai nhanh chóng bơm nước giếng vào cái ao cá, cho nước mặn nó loãng ra. Mỗi ngày bơm vài khối. Nhờ vậy mà cá trong ao tỉnh dần. Nguyên cái ao cá không có con nào chết hết, mừng hết cỡ.

Kể từ ngày đó, ông bà Hai Triều thường xuyên dùng nước giếng này để tắm cho hơn trăm con heo, tưới cho hơn 4 công bưởi, dừa và mấy cây kiểng mà không phải mất đồng nào mua nước như mấy hộ dân khác.

Nguồn nước giếng không bị nhiễm mặn, gia đình ông Hai Triều dùng để tắm rửa, tưới cây, cho heo ăn. Ảnh: Minh Đảm.

Nguồn nước giếng không bị nhiễm mặn, gia đình ông Hai Triều dùng để tắm rửa, tưới cây, cho heo ăn. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Hai Triều cho biết: “Tôi cũng có vô nước máy nữa nhưng mà mặn lắm. Nhờ có cái giếng này mà ao cá, bầy heo, vườn dừa, bưởi thoát mặn. Xài cả năm nay rồi nhưng tới bây giờ nước vẫn còn ngọt lắm. Nó như nước mưa vậy hà. Nếu không có cái giếng này chắc mua nước cũng bộn tiền. Tại vì một xe nước cả trăm ngàn đồng mà xài được có nhiêu đâu”.

Cũng như ông Hai Triều, bà Nguyễn Thị Hồng (71 tuổi) xác nhận: “Mấy cái giếng ở đây đào lên là bị phèn với mặn hết trơn nhưng nhờ cho nước mưa vào mà nó ngọt quanh năm. Nó cũng có phèn mà phèn ít mình tắm rửa, tưới cây thì được”.

Nhờ có nước mưa dưới giếng, ông Hai Triều đã cứu cả ao cá, bầy heo và khu vườn không bị ảnh hưởng của hạn mặn. Ảnh: Minh Đảm.

Nhờ có nước mưa dưới giếng, ông Hai Triều đã cứu cả ao cá, bầy heo và khu vườn không bị ảnh hưởng của hạn mặn. Ảnh: Minh Đảm.

Nói về hiệu quả của biện pháp trữ nước dưới giếng này, chị Đinh Thị Kim Hạnh cùng ngụ ấp 9 cho biết: Nhà tôi cũng có cái giếng sâu chừng 3m, giếng đã đào cả chục năm rồi. Mấy năm nay, tôi cũng cho nước mưa vô giếng. Có hôm cũng bị mặn nhưng không bằng ngoài sông.

Hiện nay, việc tích trữ nước mưa dưới giếng như là một hình thức nuôi dưỡng mạch nước ngầm. Trước đây, người dân chủ yếu khai thác chứ không nghĩ đến phải trả lại nước cho giếng. Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm sẽ gây sụt lún cho đất, sạt lở,... Vì vậy, tích nước mưa dưới giếng là biện pháp có tính khả thi có thể áp dụng được.

Ý tưởng mô hình dùng giếng hộc để trữ nước là hoàn toàn khả thi. Ảnh: Sưu tầm.

Ý tưởng mô hình dùng giếng hộc để trữ nước là hoàn toàn khả thi. Ảnh: Sưu tầm.

Theo một bài viết có tên: “Gom nước mưa cho nước ngầm” đăng trên website của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì việc đưa nước mưa bổ sung cho nguồn nước ngầm là hoàn toàn khả thi. 

PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ, Trưởng khoa Kỹ thuật địa chất và dầu khí, Đại học Bách khoa TP.HCM trả lời phỏng vấn tác giả Hồ Quang khẳng định như vậy sau ba năm thử nghiệm đề tài “Nghiên cứu bảo vệ và phát triển nước dưới đất bằng nguồn nước mưa tại khu vực nội thành TP.HCM” ở ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Bách khoa TP.HCM.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm