| Hotline: 0983.970.780

Cơ giới hóa đồng bộ sản xuất mía

Thứ Hai 06/08/2018 , 14:35 (GMT+7)

Thời gian qua, nông dân tỉnh Phú Yên ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất mía từ khâu xuống giống đến thu hoạch đã tiết kiệm công lao động, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm...

Hiệu quả

Mô hình áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc và bón phân cho mía bằng các loại máy chuyên dùng của Cty TNHH Kobuta Việt Nam triển khai tại huyện Tây Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân.

08-16-13_img_0988
08-16-13_img_0958
Trình diễn máy kéo Kobuta phục vụ trồng mía

Mía trồng hàng đôi, khoảng cách giữa 2 hàng từ 1,6 - 1,8m, khoảng cách hàng kép 30 - 40cm nên rất thuận tiện trong bón phân, chăm sóc. Việc trồng mía bằng máy tiết kiệm chi phí hơn so với trồng thủ công từ 1,2 - 2 triệu đồng/ha. Khâu làm cỏ, bón phân chi phí thấp hơn so với làm thủ công từ 2 - 2,5 triệu đồng/ha.

Ông Lê Văn Mích, nông dân ở xã Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa) tham gia mô hình cho biết: Nhờ máy cày sâu, bừa kỹ nên đất đạt được độ tơi xốp. Nếu trồng theo cách truyền thống, cỏ gốc còn sót lại rất nhiều, phải phun thuốc làm mía chậm phát triển. Hơn nữa việc trồng bằng máy giúp rút ngắn thời gian, độ ẩm đất đồng đều trên toàn ruộng, mía mọc đều, hạn chế được sâu bệnh.

Ông Võ Nguyên Tùng, xã Ea Trol (huyện Sông Hinh) có 1ha đất trồng mía, nhiều năm liền áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí đầu tư rõ rệt. Chỉ tính riêng khâu bón phân, mô hình đã áp dụng thiết bị trồng mía kết hợp với bón phân nên tiết kiệm được công. Phân bón lượng phù hợp trong từng giai đoạn sinh trưởng nên giảm chi phí.

“Mô hình trồng mía sử dụng cơ giới hóa rất thuận lợi cho việc chăm sóc, làm cỏ, tiết kiệm được chi phí lao động, năng suất cao hơn so với đối chứng khoảng 20 tấn/ha”, ông Tùng nói.

Ông Phạm Ngọc Huệ ở xã Sơn Phước (huyện Sơn Hòa) tham gia mô hình cho biết: Máy làm đất đa năng rất tiện lợi cho việc làm cỏ, rạch hàng bón phân cho mía, giảm chi phí thuê lao động từ 30 - 40%. Ngoài ra, máy làm đất đa năng còn sử dụng cày đất làm cỏ cho hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Ông Phạm Đình Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa cho biết: Chính quyền địa phương đã kết nối rất nhiều chương trình khuyến nông để hỗ trợ nông dân sản xuất. Các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ hay cơ giới hóa đang lan tỏa ra nhiều xã, cho năng suất mía bình quân 90 tấn/ha, cá biệt đến 120 tấn/ha.
 

Gỡ “nút thắt” cây mía

Mới đây trong hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, UBND tỉnh Phú Yên xác định, mía vẫn là một trong những cây trồng chủ lực với tổng diện tích lên đến 25.445ha. Tuy nhiên trong sản xuất đường, chi phí mía nguyên liệu chiếm tỉ trọng từ 70 - 80% giá thành, vì vậy ngành nông nghiệp Phú Yên đang tìm những giải pháp để gỡ “nút thắt”, đó là vận động nông dân thay đổi phương thức canh tác. 

08-16-13_img_0931
Nhiều nông dân rất tâm đắc với dòng sản phẩm mới của Kobuta

Vì vậy, thời gian qua, Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức hội thảo và trình diễn máy nông nghiệp, đồng thời khuyến khích các công ty tổ chức trình diễn máy kéo gắn với nông cụ để nông dân tiếp cận dòng sản phẩm phục vụ sản xuất.

Tại xã Ea Ly (huyện Sông Hinh), Cty TNHH Nông ngư cơ Ngọc Thanh (TP Tuy Hòa, Phú Yên) vừa tổ chức hội thảo và trình diễn máy kéo Kubota phục vụ trồng mía, với gần 100 nông dân tham gia. Ông Lê Ngọc Thanh, Giám đốc Cty cho hay: Cty ra mắt dòng sản phẩm máy kéo mới B2140S, B2440S với 21 mã lực, kết hợp với sử dụng đa dạng nông cụ gắn với giàn xới, giàn phun thuốc, giàn chảo bừa, giàn rạch ngầm bón phân. Nhiều nông dân tham gia hội thảo rất tâm đắc với dòng sản phẩm mới này.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, đến nay toàn tỉnh có 15 máy nâng xếp mía, 24 máy làm đất đa năng. Mức độ cơ giới hóa cây trồng hàng năm, đối với sản xuất mía, khâu làm đất, tỉ lệ sử dụng cơ giới hóa đạt 98,7%, tưới nước 15,5% và vận chuyển đạt 98,3%.

Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết: Sở đã triển khai mô hình cánh đồng mía mẫu áp dụng cơ giới hóa trên vùng nguyên liệu, từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc và bón phân bằng các loại máy chuyên dùng của Kobuta. Kết quả, năng suất đạt từ 70 - 80 tấn/ha, lợi nhuận của mô hình đạt 20 triệu đồng/ha, cao hơn đối chứng 8 triệu đồng/ha.

 

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.