| Hotline: 0983.970.780

Có hậu

Thứ Hai 08/08/2011 , 12:57 (GMT+7)

Vợ chồng anh chị Tiến – Oanh có được như ngày hôm nay cũng là đáng mừng cho họ. Sự việc xảy cũng khá lâu khoảng chừng 8-9 năm rồi...

Vợ chồng anh chị Tiến – Oanh có được như ngày hôm nay cũng là đáng mừng cho họ. Sự việc xảy cũng khá lâu khoảng chừng 8-9 năm rồi. Chuyện là, hai anh chị yêu nhau, mọi người trong làng đều biết, gia đình hai bên cũng đã qua lại, thăm hỏi nhau, thậm chí họ đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho lễ cưới của hai người.

Đùng một cái bố mẹ anh đòi nhà chị phải mang lễ giạm ngõ sang trả lại. “Bỏ hết, không cưới xin gì nữa”. Bố anh Tiến tuyên bố. Sự việc xảy ra như một tiếng sét giáng xuống gia đình chị Oanh mà người đau đớn, xót xa nhất không ai khác là chị.

Nhưng không có gì có thể ngăn cản được tình yêu thực sự mà anh chị dành cho nhau. Cho dù gia đình ép anh phải vào Nam làm việc,  buộc chị phải lên tận Sơn La. Không lâu sau, chuyện này chưa qua chuyện khác đã tới. Sau một thời gian xa nhau anh chị lại cùng nhau về quê. Một buổi sáng mọi người trong xóm chứng kiến cảnh bố anh chửi gia đình chị, ông chửi bố mẹ chị không biết dạy con, chửi chị Oanh là đồ “lăng loàn”, thế này, thế nọ...nhưng không ai biết tại sao ông lại chửi như vậy?

Rồi cuối cùng dân làng cũng đã rõ, mấy tháng sau cái bụng của chị nhô lên rõ và đó là kết qủa “thử nghiệm” của anh chị, cũng là nguyên nhân của những lần bố anh Tiến làm inh ỏi và không cho anh chị lấy nhau. May mắn thay cho chị, anh Tiến là người có đạo đức, có trách nhiệm. Tuy không được gia đình đồng ý, anh vẫn quyết tâm đưa chị xuống Uỷ ban xã đăng kí kết hôn. Một cuộc hôn nhân bình lặng trong nước mắt khi họ không nhận được một lời chúc mừng từ họ hàng, bà con lối xóm.

Đăng ký xong, anh xin phép bố mẹ cho chị được ở bên ngoại còn anh tiếp tục vào Nam làm ăn. Rồi ngày sinh cũng tới, chị trở dạ mà không có ai bên cạnh ngoại trừ mẹ đẻ. Nhìn con, bà vừa giận, vừa thương  và một bé gái cũng ra đời. Thời gian thấm thoắt trôi đi, khi đứa bé lên hai, lúc đó chuyện của anh chị cũng đã dịu xuống, bà nội bé cũng giấu ông nội sang thăm mẹ con bé. Mà cũng đúng thôi! “Không thăm mới là lạ, đứa bé trắng trẻo, xinh xắn với khuôn mặt bầu bĩnh giống hệt bố nó”- lời một người dân trong làng.

Khi bé bắt đầu bi bô tập nói, nó gọi bà, gọi mẹ - trông bé lúc này mới đáng yêu làm sao! Mọi người lại rỉ tai nhau: “Ông bà nội nhìn thấy đứa cháu như thế này chắc khao khát, thèm muốn được ôm ấp, chăm bẵm nó lắm đây!”. Quả không sai, một thời gian sau gia đình đằng nội cũng sang xin lỗi gia đình bên ngoại cho hai mẹ con về đằng nội. Bố mẹ chị cũng là người không hay để bụng, ông bà đồng ý để hai mẹ con về nhà Tiến. Mấy tháng sau anh Tiến cũng về quê và lần này anh ở lại hẳn với hai mẹ con, ở lại với gia đình thân yêu của mình. Sau đó anh chị xin bố mẹ ra ở riêng, ông bà nội cũng đồng ý để anh chị xây một ngôi nhà nhỏ trong khu vườn nhỏ của ông bà.

Ra ở riêng được khoảng 4 năm, khi đó gia đình cũng đã tương đối về kinh tế, anh chị sinh thêm bé thứ hai, niềm vui vỡ oà khi đó là một bé trai kháu khỉnh. Cuộc sống của anh chị lúc này trôi qua một cách bình lặng trong hạnh phúc.

Vào một buổi chiều, tôi đến chơi nhà anh, bỗng dưng cao hứng anh “ôn lại kỉ niệm”, anh kể: “Hồi đó mọi người đồn rằng chị bị bướu cổ, mà bệnh này không thể sinh con nên bố mẹ không cho anh đến với chị. Nhưng không gì có thể ngăn cản được tình yêu anh dành cho chị. Anh gặp và tâm sự hết với chị, với tình yêu chân thật hai anh chị dành cho nhau, anh chị đồng ý “thử”- Anh nhìn tôi và cười rồi quay đi nói tiếp: “Thế là xảy ra chuyện ..."

Nhưng giờ thì mọi sóng gió cũng đã qua, anh chị thấy vui với những gì có được như ngày hôm nay. Con cái ngoan, học giỏi, kinh tế gia đình ổn định. Vợ chồng hiểu và thương yêu nhau. Đúng là “Như Ý”- tên bé gái đầu lòng anh chị đặt cho con.

Khi mọi người đang trò chuyện rất vui vẻ, từ ngoài sân chạy vào đứa con gái lớn của anh chị, cháu hỏi: “Mẹ ơi! Gia đình đứa bạn học cùng lớp với con, bố mẹ nó mới đi chụp ảnh kỉ niệm 10 năm ngày cưới, ảnh đẹp lắm mẹ à! Thế ảnh cưới của bố mẹ đâu mà con không thấy?”.

Câu hỏi hồn nhiên của bé làm cho mọi người im lặng nhìn nhau. Và bà nội bé bỗng dưng đứng dậy lặng lẽ ra về, còn mẹ bé thì cười và trả lời bé “Ngày ấy bố con chê mẹ chụp ảnh xấu nên bố mẹ chưa chụp ảnh. Bố bảo đợi khi các con lớn rồi chụp luôn một thể”.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm