| Hotline: 0983.970.780

Có hay không việc chặt phá rừng Đền Hùng?

Thứ Tư 04/04/2012 , 16:18 (GMT+7)

Sau ba ngày giỗ tổ, không ít bạn đọc NNVN đã “thực mục sở thị” phế thải xây dựng xung quanh con đường vận chuyển vật liệu cho dự án tu bổ Đền Thượng và chứng kiến những gốc cây bị chặt hạ dọc theo con đường này. Tuy nhiên, cho đến nay tỉnh Phú Thọ vẫn khẳng định không có chuyện phá rừng di tích?

Sau ba ngày giỗ tổ, không ít bạn đọc NNVN đã “thực mục sở thị” phế thải xây dựng xung quanh con đường vận chuyển vật liệu cho dự án tu bổ Đền Thượng và chứng kiến những gốc cây bị chặt hạ dọc theo con đường này. Tuy nhiên, cho đến nay tỉnh Phú Thọ vẫn khẳng định không có chuyện phá rừng di tích? 

>> Hủy hoại rừng Đền Hùng: Tham bát, bỏ mâm
>> Đền Hùng: Tan hoang trước ngày Quốc giỗ?

Lý giải về những gốc cây nằm trên đường vận chuyển vật liệu, phía BQL khu di tích cho rằng những gốc cây này đã bị bão đánh gẫy từ mấy năm trước và trong quá trình vận chuyển vật liệu đã được sử dụng để làm “cọc” tời, còn con đường vận chuyển vật liệu thực chất chỉ là tận dụng lại “rãnh” nước đã tồn tại từ nhiều năm trước. Lại có ý kiến cho rằng trong khi thi công phải đưa những khối đá nặng hàng chục tấn lên núi thì đương nhiên cần mở đường vận chuyển trừ khi nhà nước chi đủ kinh phí để thuê trực thăng.  

Những gốc cây được giải thích là "cọc" buộc dây tời?

Ngẫm ra, thấy cách lý giải trên của địa phương thật kì lạ. Tổng chi phí cho hai dự án tu bổ Đền Thượng và Đền Trung xấp xỉ 70 tỉ đồng, trong dự toán xây dựng người ta tính đến từng công lao động, từng mét khối cát, sỏi, gỗ… vậy mà lại có chuyện đơn vị thi công tận dụng hàng loạt gốc cây để làm “cọc” buộc dây tời. Rồi câu chuyện cái rãnh nước trên đỉnh núi Hùng. Mấy năm trước khi có dự án vẫn chỉ là cái rãnh nước, sau khi có dự án lại trở thành con đường. Thoạt nghe, cứ tưởng BQL rất quan tâm đến việc giữ gìn rừng đặc dụng nên khi vận chuyển VLXD đã khảo sát kĩ lưỡng, chọn rãnh nước để mở đường, hạn chế tối đa những tác động gây ảnh hưởng đến môi trường rừng.

Nhưng đặt ngược lại câu hỏi với BQL khu di tích, trước khi có dự án chiều rộng của rãnh nước là bao nhiêu thì người ta sẽ tính ra ngay phần diện tích thiệt hại của rừng đặc dụng. Giả như từ lâu nơi đây đã tồn tại một lối thoát nước rộng từ 2 - 3 m và dài trên 300 m mà vẫn gọi là rãnh thì hơi khiêm tốn mà nên đổi thành “ thác” nước núi Hùng. Tiếc rằng trong mấy ngày qua, trời quang mây tạnh, không du khách thập phương đã có thể được tường tận xem cơ chế hoạt động của rãnh nước ấy ra sao. Nếu quả thực mỗi khi mưa xuống nước đủ mạnh để tạo thành dòng chảy rộng vài mét thì có lẽ BQLDT Đền Hùng nên nghiên cứu tổ chức một “tour” du lịch và người dân có cơ hội chiêm ngưỡng thêm một “kì quan” trong rừng đặc dụng. 

Tựu chung lại, UBND tỉnh Phú Thọ cũng như phía BQL viện dẫn đủ mọi lý lẽ chèo chống chỉ để biện minh cho việc vì sao càng đầu tư thì khu di tích Đền Hùng càng tan hoang. Theo qui định về quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng, tuyệt đối nghiêm cấm những hoạt động gây ảnh hưởng đến cảnh quan, ô nhiễm môi trường rừng, cấm chăn thả gia súc, cấm mang sinh vật lạ vào rừng, cho dù là nghiên cứu khoa học muốn khảo sát lấy mẫu trong rừng đặc dụng cũng phải xin phép. Vậy việc BQL cho phép đơn vị thi công vứt ngổn ngang phế thải xây dựng trong rừng đặc dụng có phải là hành vi làm ô nhiễm môi trường rừng? 

Mở rộng khe thoát nước trở thành một con đường vận chuyển có phải là tác động trực tiếp đến môi trường rừng? Nếu giải thích việc tác động đến rừng đặc dụng là “bất khả kháng” vì buộc phải vận chuyển những khối đá nặng hàng chục tấn thì tại sao BQL không đưa con đường trong rừng đặc dụng vào phương án thi công mà “vẽ” ra bản dự toán vận chuyển bằng đường bậc thang?. NNVN cho rằng, bản chất của vấn đề chỉ là kinh tế vì đã tời được vật liệu băng qua rừng, ngược lên đỉnh núi thì cũng có thể tời được vật liệu đó ở những địa hình khác.

Để tiếp tục làm rõ trong quá trình mở đường đơn vị thi công đã đốn hạ bao nhiêu cây trong rừng đặc dụng, phóng viên đã làm việc với Hạt Kiểm Lâm TP Việt Trì. Tại đây, chúng tôi được biết khi BQL khu di tích đồng ý cho đơn vị thi công mở đường trong rừng đặc dụng có mời KL đến giám sát, cán bộ Hạt Kiểm Lâm TP Việt Trì khẳng định “miệng” rằng không có việc chặt cây và những cây bị cưa gốc là do bão đổ, khi xử lý đã xin ý kiến của UBND tỉnh. Tuy nhiên, Kiểm Lâm Việt Trì không thể hiện công tác giám sát bằng văn bản, không có biên bản hiện trường trước và sau khi dự án kết thúc. Việc Hạt Kiểm Lâm Việt Trì không đưa ra được văn bản để chứng minh hoạt động giám sát cũng là dễ hiểu bởi khi ở cùng một phía người ta thường ngoảnh mặt làm ngơ chứ hiếm có cơ quan chức năng nào lại lập hồ sơ hợp thức hóa cho một hành vi vi phạm.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm