| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội tăng trưởng xuất khẩu nông sản vào EU

Thứ Ba 21/08/2018 , 09:01 (GMT+7)

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm nay. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU cam kết sẽ xóa bỏ gần như toàn bộ các dòng thuế (trên 99%) đối với hàng hóa Việt Nam (VN) theo lộ trình cụ thể.

Hiệp định này kỳ vọng giúp tăng trưởng xuất khẩu của VN vào EU.

14-16-15_hinh_1
Hội thảo “Vượt qua hàng rào kỹ thuật ngành nông sản, thực phẩm để xuất khẩu châu Âu” được tổ chức bởi Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, Ban dự án HVNCLC - Chuẩn hội nhập và Cty Bureau Veritas

Bà Marieke Van Der Pijl - tư vấn pháp lý Cty Luật ACSV (Hà Lan) cho biết: VN đang nằm trong nhóm các quốc gia có số trường hợp nhận cảnh báo và bị trả hàng từ thị trường châu Âu. Tính riêng ngành thực phẩm của VN nhận cảnh báo của thị trường châu Âu trong năm 2017 có hơn 92 trường hợp (23 lô hàng bị từ chối) và từ đầu năm 2018 đến nay là hơn 40 trường hợp (trong đó 11 lô hàng bị trả về). VN chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô ra thế giới, tuy nhiên rất nhiều khối hàng của VN đã bị từ chối từ châu Âu vì không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) như có dư lượng về kháng sinh, kim loại nặng… Mỗi quốc gia, mỗi khu vực có những tiêu chuẩn khác nhau, do đó tùy vào từng thị trường mỗi sản phẩm cần đạt được tiêu chuẩn tương ứng với thị trường đó.

“Thời gian qua, châu Âu đã đưa ra thẻ vàng cảnh cáo đến ngành sản xuất thủy sản của VN. Nếu để lại danh tiếng xấu thì sau này sẽ rất khó để lấy lòng tin, và để xây dựng lại lòng tin là rất khó. Vì vậy, doanh nghiệp VN cần quan tâm đến vấn đề ATTP để đạt được những tiêu chuẩn hoàn thiện đến cuối cùng. Tính đến thời điểm hiện tại, VN có gần 40 sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, đây là điều kiện thuận lợi và là cơ hội cho hàng hóa VN xuất khẩu ra các thị trường thế giới. Đây còn là một công cụ hiệu quả mà doanh nghiệp cần kiên trì theo đuổi, và Chính phủ nên có cơ chế chính sách khuyến khích xây dựng và phát triển nhiều hơn nữa danh mục các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý của VN”, bà Marieke Van Der Pijl chia sẻ.

Ông Nguyễn Huy, Giám đốc khối thực phẩm (Cty Bureau Veritas) cho biết, các doanh nghiệp VN có thể tiếp cận thông tin về những cảnh báo nhanh tại thị trường châu Âu (RASFF) để giảm rủi ro cho công ty và ngành hàng của mình. RASFF là một trung tâm chia sẻ thông tin của các thành viên EU 28 - Ủy ban an toàn thực phẩm liên quốc gia, nhằm cung cấp dịch vụ thông tin trực tuyến mang tên “Round the clock” - vòng tròn thông tin bảo đảm việc gửi đi thông báo, nhận, phản hồi và hiệu quả xử lý thông tin. Bên cạnh đó, phổ biến thông tin đến cộng đồng người tiêu dùng châu Âu kịp thời và tin cậy.

14-16-15_hinh_2
Ảnh: N.T

Ngoài ra, tiêu chuẩn ATTP yêu cầu phổ biến nhất tại thị trường châu Âu hiện nay có thể kể đến là tiêu chuẩn BRC - Chứng nhận kiểm soát chất lượng và ATTP, giúp kết nối nhà bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất và thị trường châu Âu. Đây là tiêu chuẩn gồm các yêu cầu để kiểm soát hàng nhái, hàng giả và kiểm soát việc phê duyệt nhà cung cấp. Từ đó, khuyến khích minh bạch hơn và truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung cấp.

Xem thêm
Nhận diện để hiểu hàng thật, tránh hàng giả Made in Japan

Sáng 15/3, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề 'Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan'.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo an tín dụng đạt trên 300 tỷ đồng/năm

ĐBSCL Năm 2023, tổng doanh thu giữa Ngân hàng Agribank - Bảo hiểm Agribank tại khu vực Tây Nam bộ đạt trên 300 tỷ đồng.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.