| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội xuất khẩu nấm sang Hàn Quốc

Thứ Năm 27/08/2015 , 06:15 (GMT+7)

Việc hợp tác với quốc gia có ngành nấm phá triển hàng đầu châu Á như Hàn Quốc là một lợi thế rất lớn song cũng là thách thức không hề nhỏ với Việt Nam.

08-01-33_nh-1
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Trung tâm KOPIA Việt Nam và Viện Di truyền Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa tổ chức hội thảo sản xuất nấm khu vực châu Á với sự tham gia của Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Mông Cổ…

Tại hội thảo, rất nhiều vấn đề của ngành nấm đã được đặt ra, trong đó Hàn Quốc nổi lên là một trong những quốc gia có ngành công nghiệp nấm phát triển nhất tại châu Á khi mỗi năm mang về cho xứ sở kim chi hàng tỷ USD.

Theo PGS.TS Trịnh Khắc Quang - Quyền Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam: Việc phía Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực nấm là cơ hội rất lớn để ngành nấm trong nước tiếp cận với những công nghệ mới, hiện đại, những giống nấm có năng suất, chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao để từ đó ứng dụng thúc đẩy ngành nấm Việt Nam phát triển.

Xa hơn nữa, theo PGS.TS Trịnh Khắc Quang, rất có thể sự hợp tác này sẽ tạo tiền đề để Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm nấm trở lại phía Hàn Quốc. Tuy nhiên, PGS.TS Lê Huy Hàm - Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp lưu ý, mặc dù đã được chính phủ chọn là sản phẩm quốc gia, song cây nấm vẫn phát triển và chuyển biến chậm hơn so với những sản phẩm quốc gia khác.

Theo PGS.TS Lê Huy Hàm, việc hợp tác với quốc gia có ngành nấm phá triển hàng đầu châu Á như Hàn Quốc là một lợi thế rất lớn song cũng là thách thức không hề nhỏ với Việt Nam.

Bởi hiện công nghệ của Hàn Quốc có thể làm ra sản phẩm nấm chất lượng cao với giá thành chỉ khoảng 1 USD nên để Việt Nam có thể cạnh tranh với nấm được trồng tại Hàn Quốc là rất khó. 

Do đó, trong quá trình phát triển ngành nấm, Việt Nam nên chọn lọc những sản phẩm nấm có thế mạnh bản địa làm mũi nhọn như: mộc nhĩ, nấm rơm, nấm sò, nấm hương, linh chi…

Trao đổi bên lề hội thảo, ông Mr Lee - Giám đốc Trung tâm KOPIA tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam hoàn toàn có lợi thế về khí hậu hơn Hàn Quốc để phát triển nấm bởi có đủ bốn mùa và nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, trong khi Hàn Quốc phần lớn lãnh thổ chỉ có mùa đông và mùa hè nên hầu hết các loại nấm phải trồng trong nhà kính.

Tất nhiên, theo ông Mr Lee, với nền nhiệt độ trung bình trên 25 độ C như tại Việt Nam, hầu hết cao hơn nền nhiệt độ thích hợp với các loài nấm, song chúng ta hoàn toàn có thể đưa công nghệ vào khắc phục hoặc lựa chọn những loại nấm ưa nền nhiệt độ cao, nóng ẩm, ví dụ như mộc nhĩ chẳng hạn.

08-01-33_picture1
Hàn Quốc là quốc gia có ngành nấm phát triển hàng đầu châu Á

Ông Mr Lee chia sẻ, trước đây Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ trực tiếp người nông dân, doanh nghiệp và ngành nấm rất nhiều từ giống, công nghệ, thậm chí là kinh phí nên Hàn Quốc mới có được ngành công nghiệp nấm phát triển như ngày hôm nay. Tuy nhiên, sau khi Hàn Quốc gia nhập WTO, do những cam kết và quy định chung, Chính phủ Hàn Quốc cắt giảm rất nhiều hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân và ngành nấm.

Ngoài ra, để tăng giá trị xuất khẩu, PGS.TS Lê Huy Hàm khuyến cáo, Việt Nam nên đầu tư phát triển công nghệ chế biến vào bảo quản nấm. Bởi ở những nước như Thái Lan, Trung Quốc, hay Hàn Quốc, ngoài nấm tươi và nấm muối, họ còn chế biến những sản phẩm như snack nấm, nước cốt nấm, nước tăng lực chiết xuất nấm…, rất phong phú.

Hiện Hàn Quốc chủ yếu tập trung hỗ trợ người trồng nấm khâu tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và kết nối thị trường. Do đó, thông qua khuôn khổ nội dung hợp tác giữa Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và RDA, KOPIA Việt Nam hy vọng có thể chia sẻ kinh nghiệm, khoa học - công nghệ giúp Việt Nam phát huy hết lợi thế của ngành nấm.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Cheong Jong Chun, chuyên gia Trung tâm nghiên cứu nấm, Viện Nghiên cứu cây dược thảo, Tổng cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc (RDA) cho biết, Hàn Quốc là đất nước có nhu cầu tiêu thụ nấm ăn lớn.

Năm 2013, sản lượng nấm ăn của Hàn Quốc vào khoảng 189 triệu tấn, trong đó chủ yếu nuôi trồng nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm sò và nấm hương. Đặc biệt, người Hàn Quốc có nhu cầu tiêu thụ nấm hương cao khi mỗi năm nhập khẩu gần 14 triệu tấn nấm hương, trị giá khoảng 25 triệu USD.

Trong khi đó, theo báo cáo của TS Cồ Thị Thùy Vân, cán bộ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền Nông nghiệp), miền Bắc Việt Nam hiện nuôi trồng khoảng 16 loại nấm, nhưng tổng sản lượng chưa tới 250.000 tấn/năm, vô cùng nhỏ bé và khiêm tốn so với các nước trong khu vực. 

Vì vậy, Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa và tiềm năng để phát triển ngành nấm trở thành "ngành tỷ USD". Trong đó, việc hợp tác được với nước có công nghệ, trình độ hàng đầu châu Á về lĩnh vực nấm như Hàn Quốc là cơ hội rất lớn cho ngành nấm Việt Nam.

Cũng tại hội thảo, bà San Sovannarath, cán bộ Viện Phát triển và nghiên cứu nông nghiệp Campuchia chia sẻ, trồng nấm là lĩnh vực mới mẻ đối với nông dân nước này. Họ chủ yếu nuôi trồng nấm sò, nấm rơm và mộc nhĩ với quy mô nhỏ. Tuy nhiên, chính phủ Campuchia cũng như nhiều tổ chức phi chính phủ đang thúc đẩy ngành trồng nấm, nhằm tận dụng lợi thế nguyên liệu dồi dào của nước này.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm