| Hotline: 0983.970.780

Có một vùng trời 'không Chính phủ' hồi ấy

Thứ Sáu 22/06/2018 , 09:01 (GMT+7)

Cuối năm 1996, Báo NNVN đã cử nhà báo Đỗ Bảo Châu, là phóng viên điều tra của báo, về xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Tây (nay là TP Hà Nội) để điều tra 1 lá đơn của bạn đọc gửi về tòa soạn.

Sau khi thu thập được đủ tài liệu, nhà báo Đỗ Bảo Châu đã viết bài điều tra với tiêu đề: “Chỉ cách Hà Nội 20 cây số: Có một vùng trời không Chính phủ”. Bài báo lập tức gây tiếng vang lớn, không chỉ ở Hà Tây, mà trên phạm vi cả nước lúc bấy giờ. Năm 1997, Hội Nhà báo Việt Nam đã trao giải “Báo chí Toàn quốc” cho bài báo trên, ở thể loại “Phóng sự điều tra”.

Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tác giả xin ghi lại một số kỷ niệm về bài báo này.
 

Sự thật còn hơn cả điều tưởng tượng

Có thể nói nông thôn luôn là vấn đề “nóng”, vấn đề bức xúc với dư luận xã hội. Hơn 20 năm trước, một vấn đề cực kỳ bức xúc đã xảy ra ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức, chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội có 20 cây số…

Bài điều tra “Chỉ cách Hà Nội 20 cây số: Có một vùng trời không Chính phủ”

Song Phương vốn được hợp nhất từ 2 HTX Phương Bảng và Phương Viên. Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, Song Phương được coi là một HTX lớn, nổi lên như một “ngôi sao sáng” trên vùng trời nông nghiệp, được cả nước biết đến, từng đi báo cáo điển hình ở nhiều nơi.

Nhưng “ngôi sao sáng” này không sáng được lâu. Năm 1982, có việc dân đi khiếu kiện, rồi tiếp đến là thanh tra, kiểm tra kéo dài. Có 9/11 đảng ủy viên của xã bị kỷ luật. Dân Phương Bảng đòi tách HTX. Từ HTX hợp nhất, Song Phương là một điển hình tiên tiến, nay lại bị xé ra thành 2 HTX như cũ.

Nhưng mấu chốt rắc rối bắt đầu ở khu C, là một trong 5 khu thuộc HTX Phương Viên, do việc khu C có khu đất “cài răng lược” của khu D, và dân khu C đòi được sử dụng. Sự việc trở nên trầm trọng khi có một số người đứng sau xúi giục, khiến dân khu C bất mãn với chính quyền địa phương, tự cho mình cái quyền không nộp thuế, không nộp thủy lợi phí, không làm các nghĩa vụ khác, kéo dài trong khoảng thời gian 7 năm, tạo thành một vùng trời riêng. Một vùng trời “không Chính phủ”.

Thậm chí có người ở khu C còn phát biểu “xanh rờn” như sau: Dân khu C sẽ nợ và còn nợ thuế Nhà nước cho đủ…20 năm, mới “đã” (!)

Chưa dừng lại ở đó, năm 1992, sau khi xã đấu thầu xong số phi lao và xoan (đến tuổi khai thác) thì chỉ trong mấy ngày, cả khu C ồ ạt kéo ra, chặt gọn 150 cây xoan và phi lao, đem về để… làm quỹ. Số cây này sau khi bán, đã được “chính quyền tự quản” của khu C tổ chức làm lại đường làng, ngõ xóm. Bởi thế mới có chuyện khách ở nơi xa đến khu, hỏi thăm nhà ông A bà B nào đó, được nghe câu nói lạ tai: “Cứ đi hết con đường “cướp cây” là tới”.
 

Đến lượt các cụ “vùng lên”

Ở Song Phương có một cái chợ quê, gọi là chợ Vạng. Do cái bệnh “vô Chính phủ” dễ lây, nhất là khi chính quyền xã bất lực, thì căn bệnh càng phát triển. Điển hình nhất, là vụ các cụ bô lão vùng lên “giành chính quyền”. Các cụ dựa vào mình là “lão làng”, đã đứng ra cướp quyền quản lý chợ Vạng.

Đợt đầu bị chính quyền ngăn cản, các cụ tạm lui binh. Đợt sau, các cụ bèn nghĩ ra mẹo “ăn vạ” giữa chợ làng. Thừa lúc nhốn nháo, cụ T vào loại cao niên nhất, trong diện “tứ cố vô thân”, cỡ cùng năm sinh tháng đẻ với bác Chí Phèo làng Vũ Đại, được ngầm phân công “ăn vạ”. Sau khi cụ T nằm lăn ra bất tỉnh giữa chợ, người ta bèn khênh cụ đến nhà vị Phó Công an xã, đặt cụ “ăn vạ” tiếp tại tư gia “nhà chức trách”.

Khi y tế xã được mời đến khám, thì không thấy cụ bị thương tích gì. Yêu cầu đưa cụ đi điều trị, cụ không nghe, cứ nhất quyết “điều trị” tại nhà Phó Công an xã, rồi nằm từ chiều đến nửa đêm. Chắc rượu đã nhạt mà bụng lại đói, lúc này cũng chẳng còn ai bu quanh, cụ đành lặng lẽ đánh bài chuồn…

Chuyện “ăn vạ” không thành, nhưng việc “giành chính quyền chợ” của các cụ lại đạt kết quả mĩ mãn. Từ ngày ấy, việc quản lý và thu vé chợ không còn của chính quyền xã nữa, mà do các cụ tùy ý thu chi…

Không đóng thuế, "rào làng kháng chiến", không giữ mối liên lạc nào với cấp trên, khu C trở thành một "vương quốc" riêng. Thậm chí có đợt ông Nguyễn Công Tạn, hồi đó là Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội (sau này ông làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm, rồi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT), khi về khu C còn bị người dân "bao vây", khênh xe ô tô của ông, quay ngược 180 độ.

Tình hình khu C khi đó quả đã đến đỉnh điểm của căng thẳng!
 

Đi tìm sự thật

Nhận được thông tin khá đầy đủ và chi tiết, nhưng tôi vẵn băn khoăn. Nếu không có bằng chứng sống, bằng chứng “hết đường chối cãi”, thì khi bài báo ra đời, rất dễ bị “lật kèo”.

Bởi vậy, tôi bèn đóng giả một người đi mua nông sản, buộc hai cái sọt đằng sau xe đạp, rong ruổi về vùng quê vốn có nhiều loại rau củ này. Tôi về Song Phương từ rất sớm, và mò vào nhà cụ T để “hỏi thăm”. Ông lão này chẳng có con cái, họ hàng đã đành, mà ngay nhà cũng không có. Cụ T đang tá túc ở cái chái sau đình làng.

18-00-59_img_0006
Tác giả Đỗ Bảo Châu

Việc tìm cụ T không khó. Sau khi lấy cớ hỏi thăm những gia đình trồng su hào, bắp cải với ý định mua rau mang ra Hà Nội bán, tôi bèn lôi cái chai “nút lá chuối” đã chuẩn bị sẵn ra. Vấn đề là để xác định chính xác ông lão này biết hay không biết uống rượu? Đúng như dự đoán, trông thấy chai rượu, mắt ông lão sáng bừng. Rót chén đầu tiên, đã tợp một hơi hết nhẵn…

Khi bài điều tra liên tiếp 3 kỳ đăng trên Báo NNVN (từ ngày 2/10/1996 đến 16/10/1996, hồi đó Báo NNVN phát hành 1 kỳ/tuần), bài báo được Đài Tiếng nói Việt Nam phát lại trong chương trình về nông thôn. Đài truyền thanh huyện cũng liên tiếp phát sóng.

Ban biên tập Báo NNVN đã cử phóng viên về huyện Hoài Đức (Hà Tây) phỏng vấn. Đồng chí Chủ tịch UBND huyện trực tiếp trả lời. Đồng chí Chủ tịch đã nói rất rõ, rất cụ thể về bài báo, trong đó có những nhận xét xác đáng. Ví dụ như: “Người viết như ở chính địa phương ấy. Người viết đã nắm rất vững, nắm từ đầu đến cuối sự việc”.

Đồng chí cũng nói, bài báo giúp cho địa phương, để địa phương giải quyết sớm, giải quyết dứt điểm sự tồn tại nhức nhối ở Song Phương, để Song Phương trở lại việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, như địa phương này đã từng chấp hành trước đây…

Vụ việc Song Phương sau đó đã được giải quyết tận gốc, dứt điểm, có lý có tình…

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm