| Hotline: 0983.970.780

Có nên coi mại dâm là một nghề?

Thứ Bảy 07/04/2018 , 08:30 (GMT+7)

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội trả lời phỏng vấn xung quanh câu chuyện có nên coi mại dâm là một nghề hay không?

“Những người làm mại dâm là những người dễ bị rủi ro nhất, họ rất dễ bị tổn thương, là những người yếu thế. Mại dâm xuất phát từ nhu cầu rất bình thường của xã hội, chúng ta không nên câu nệ về những câu chuyện đó nữa, ở đây đừng bàn đến khía cạnh đạo đức mà nó là nhu cầu xã hội và sự cần thiết phải bảo vệ những con người yếu thế dễ bị tổn thương”.

Đây là quan điểm của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội trả lời phỏng vấn KTGĐ xung quanh câu chuyện có nên coi mại dâm là một nghề hay không?

10-05-04_luu_binh_nhuong
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng

Mại dâm là một hoạt động tồn tại đã lâu, để giảm thiểu những tác động tiêu cực của mại dâm, đã có nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc có nên hình sự hóa hay hợp pháp hóa hoạt động mại dâm, coi đây là một nghề hay không. Mới đây, Bộ LĐ-TB&XH một lần nữa lại đưa vấn đề này ra bàn thảo, với tư cách là Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Tôi hoàn toàn ủng hộ việc coi mại dâm là một nghề bởi ở nhiều nước trên thế giới đã công nhận mại dâm là một nghề, ví dụ ở New Zealand đã có luật bảo vệ nghề mại dâm, chứ không phải như chúng ta đã từng bàn và giờ lại tiếp tục bàn mà chưa ngã ngũ.

Vì sao ông lại ủng hộ lĩnh vực được xem là “nhạy cảm”, “tệ nạn” này?

Chúng ta phải hiểu rằng có cung thì có cầu, đây không phải là vấn đề thiếu lành mạnh, quan trọng là chúng ta quan niệm như thế nào và tổ chức như thế nào.

Những người làm mại dâm là những người dễ bị rủi ro nhất, họ rất dễ bị tổn thương, là những người yếu thế. Mại dâm xuất phát từ nhu cầu rất bình thường của xã hội, chúng ta không nên câu nệ về những câu chuyện đó nữa, ở đây đừng bàn đến khía cạnh đạo đức mà nó là nhu cầu xã hội và sự cần thiết phải bảo vệ những con người yếu thế dễ bị tổn thương.

Đúng như bạn nói, trên thực tế, chúng ta hiện đang quản lý mại dâm như một thứ “tệ nạn của xã hội”, coi những người làm nghề này như ma, như hủi. Trong khi một số nước, thậm chí ngay nước láng giềng Thái Lan, Singapore dù cấm mại dâm nhưng họ thừa nhận về mặt thực tế... coi đó là một nghề!

Theo tôi, chúng ta phải quản lý nó như một nghề, một hoạt động của xã hội. Phải coi đó là một vấn đề đặc biệt để có sự quản lý đặc biệt và có một thái độ ứng xử phù hợp.

Bên cạnh luồng ý kiến đồng tình cũng có ý kiến không đồng thuận khi cho rằng, nếu công nhận mại dâm là một nghề thì phải tuân thủ Luật giáo dục nghề nghiệp, phụ nữ bán dâm phải được đào tạo, có giáo trình… Ông cho rằng lý lẽ này thuyết phục?

Nghề nghiệp do sự phân công lao động. Có nghề nào là nghề lúc khởi thủy có giáo trình đâu. Có giáo trình nào đầu tiên dạy nghề… làm đồng không?

Tuy nhiên tôi cũng phải nói rõ thêm, chúng ta không phủ nhận việc công nhận mại dâm là một nghề cũng sẽ tồn tại những rủi ro, do đó cần phải đánh giá chính xác những tác động xã hội để hình dung hết những mặt lợi, hại của nó.

Vậy theo ông cụ thể những việc cần làm đối với câu chuyện quản lý mại dâm hiện nay và tương lai sẽ là như thế nào? Có nên áp dụng đại trà hay thí điểm ở một vài nơi hay không?

Chúng ta không nên đặt câu chuyện “triển khai đại trà hay không” bởi vì không thể lên trên rừng làm nghề đó được. Mại dâm xuất hiện ở một số khu vực, ở những thành phố lớn thậm chí nơi có nhiều khách du lịch.

Như tôi từng nói, đây là nghề đặc biệt cần có sự đối xử phù hợp đặc biệt, cần có sự quản lý đặc biệt chứ không thể làm tràn lan được. Làm sao để vừa đảm bảo thuần phong mỹ tục của nước ta, không trở thành một vấn đề để mở rộng thành tệ nạn.

Đây là vấn đề xã hội cần được giải quyết ở phạm vi của nó cho nên cần có sự nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ trên mọi khía cạnh. Theo đó, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn cần phải có nghiên cứu cụ thể.

Trong đó, có một số vấn đề cần tập trung. Đầu tiên cần phải đánh giá tác động xã hội của mại dâm này với xã hội, với chính những người làm nghề này và những vấn đề có liên quan như đảm bảo hạnh phúc gia đình, thuần phong mỹ tục. Hai là quản lý các vấn đề về thu thuế, khám chữa bệnh. Ba là học tập kinh nghiệm quốc tế một cách phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Thứ tư là vấn đề tổ chức ở những khu vực nào…

Nếu chúng ta coi đó là một nghề thì đúng như đại diện Bộ Y tế đã nói (TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế), xét về mặt sức khỏe, nếu coi mại dâm là một nghề, người hoạt động trong lĩnh vực này có nhiều lợi thế, đó là họ được khám sức khỏe định kỳ, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng phòng vệ, tập huấn kỹ năng phòng chống bệnh lây qua đường tình dục... Ngay cả người đứng ra tổ chức cũng phải đăng ký hoạt động, có trách nhiệm với nhân viên của mình. Như vậy, quyền lợi của người hành nghề mại dâm được hưởng nhiều hơn.

Xin cảm ơn ông!

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), hoạt động mại dâm ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia đóng góp 2-14% GDP và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Ở một số nước, mại dâm được coi là nghề, nhưng đa số các nước trên thế giới hoạt động này bị coi là vi phạm pháp luật, trong đó có cả các nước phát triển và có tư tưởng rất thoáng về quan hệ tình dục như Mỹ. Việt Nam cũng nằm trong nhóm này. Đáng lưu ý, hiện số người bán dâm ở nước ta có khoảng 100.000 người bán dâm, trong đó, có khoảng 75.000 người là nữ giới.

 

(Kiến thức gia đình số 14)

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực

Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

Bình luận mới nhất