| Hotline: 0983.970.780

Có nên sáp nhập chăn nuôi - thú y?

Thứ Tư 06/07/2011 , 10:51 (GMT+7)

Chăn nuôi tập trung - chuyện xa vời

Phần 4: Có nên quy Chăn nuôi- Thú y về một đầu mối?

 

 

Chăn nuôi nói có, thú y nói không

 GS Nguyễn Đăng Vang: Ở tỉnh nên làm ngay việc sáp nhập chăn nuôi- thú y

Trao đổi với PV NNVN, GS Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN và MT của Quốc hội, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng:

Việc sáp nhập hay không sáp nhập phụ thuộc vào năng lực quản lý của anh. Giao một cái ô tô cho anh mà chưa đào tạo anh biết lái thì anh va quệt ngay. Nếu như anh có một đội ngũ quản lý tốt, nên nhớ là đội ngũ chứ không phải một người, thì việc đồng bộ bao nhiêu hiệu quả sẽ tăng bấy nhiêu. Việc sáp nhập, thực chất là đồng bộ hóa những cơ quan quản lý nhà nước cùng chung chuyên ngành dọc.

Tuy nhiên, nếu như anh nhận thấy chưa có đội ngũ, thì cần tính theo từng bước một, có thể có những bộ phận này anh sáp nhập, bộ phận kia thì không, có thể triển khai việc sáp nhập từ một công đoạn nào đó. Với thời điểm này, tôi cho rằng có thể triển khai ở các tỉnh trước, đó là nhập Phòng Chăn nuôi và Chi cục Thú y các tỉnh thành một cơ quan thống nhất, đặt tên là Chi cục Chăn nuôi- Thú y.

Lý do tại sao tôi lại phân tích thế, bởi lẽ thế này: Hiện mỗi Phòng Chăn nuôi các tỉnh chỉ có khoảng 4- 5 người, Chi cục Thú y thì nhiều hơn, nếu muốn công việc quản lý nhà nước đạt hiệu quả cao, thì bắt buộc họ phải phối hợp với nhau thành một nhóm khoảng vài chục người, còn nếu chia nhỏ ra thì còn làm được cái gì nữa. Hoặc nếu chỉ có Chi cục Thú y không, mà không có chăn nuôi, thì không có chuyên môn quản lý phát triển đàn gia súc, gia cầm. Và ngược lại, nếu chỉ có chăn nuôi, mà không có thú y, thì làm sao quản lý được dịch bệnh… Do vậy, tôi cho rằng, ở các tỉnh nên để chăn nuôi và thú y là một thể thống nhất.

Ở quy mô chăn nuôi trang trại, hoặc nhỏ hơn nữa là gia đình, họ cũng quản lý chăn nuôi và thú y theo kiểu “hai trong một”. Do vậy, tôi cho rằng, ở các tỉnh nên làm ngay việc sáp nhập chăn nuôi – thú y, còn ông nào phụ trách thì tùy vào mô hình của từng tỉnh mà triển khai thực hiện.

Còn ở trên Trung ương, có thể thực hiện sau khi xét thấy hiệu quả ở các địa phương, hoặc triển khai sáp nhập từng bộ phận, từng phòng ban, tùy vào năng lực và chức năng của từng bộ phận. Cũng giống như tôi nói ví dụ sau đây: Cty CP có quy mô chăn nuôi còn lớn hơn cả một tỉnh chăn nuôi cỡ trung bình của Việt Nam. Thế nhưng chăn nuôi – thú y của họ là một. Nên nhớ rằng, đàn gia súc của họ rất hiếm khi, hoặc có thể nói là không bao giờ, nhiễm dịch bệnh.

 Văn Nguyễn (ghi)

05072011180022.jpg

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm