| Hotline: 0983.970.780

Cổ ngoạn cà phê - Một mô hình kinh doanh độc đáo

Thứ Năm 06/08/2020 , 19:16 (GMT+7)

Quán cà phê mang phong cách lạ nhất ở miền Tây, khách vào quán không chỉ để thưởng thức loại cà phê mà còn được chiêm ngưỡng nhiều món đồ cổ quý giá.

Mô hình kinh doanh độc đáo, lạ nhất ở Miền Tây. Ảnh: Thành Hiệp.

Mô hình kinh doanh độc đáo, lạ nhất ở Miền Tây. Ảnh: Thành Hiệp.

Nhiều quán cà phê độc đáo ở Cần Thơ

Trong những năm gần đây, miền Tây xuất hiện nhiều quán cà phê độc đáo, thu hút nhiều khách du lịch, nhất là lứa tuổi thanh niên. Điển hình như tại TP Cần Thơ có quán cà phê trên cây “Ẩm thực Sông Thơ” ở công viên sông Hậu, phường Cái Khế, mang phong cách đặc trưng vì khách đến thưởng thức đều ngồi trên cây. Hay như Hội quán cà phê “Dương gia chi bảo”, ở đường Hải Thượng Lãn Ông, một không gian thú vị giành cho những ai có tâm hồn hoài niệm.

Và còn nhiều quán cà phê khác nữa đã làm say đắm tình du khách khi đến Cần Thơ. Mới đây, ngày 29/7/2020, anh Phạm Văn Hai, nhà sưu tầm đồ cổ đã khai trương quán cà phê lấy tên là “Cổ ngoạn cà phê” tại đường Xuân Hồng, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Đây là quán cà phê mang phong cách lạ ở miền Tây, có sức lôi cuốn lạ lùng. Khách vào quán không chỉ để thưởng thức loại cà phê đặc biệt thơm ngon mà còn được chiêm ngưỡng nhiều món đồ cổ quý giá. Chính vì vậy, mà chủ nhân mới đặt tên là “Cổ ngoạn cà phê”.

Anh Phạm Văn Hai, chủ quán cà phê Cổ Ngoạn giới thiệu chiếc bình gốm cổ. Ảnh: Thành Hiệp.

Anh Phạm Văn Hai, chủ quán cà phê Cổ Ngoạn giới thiệu chiếc bình gốm cổ. Ảnh: Thành Hiệp.

Ý tưởng của anh mở quán cà phê là nhằm giới thiệu những cổ vật quý hiếm đến mọi người để cùng chiêm ngưỡng, không đặt nặng vấn đề kinh doanh. Hầu hết các nhà sưu tầm cổ vật đều có lòng đam mê, cảm hứng, vừa hoài cổ vừa kết hợp với hiện đại.

Anh tâm sự với bạn bè: “Thưởng thức giá trị nghệ thuật của cổ vật mà thưởng thức một mình thì rất cô đơn. Do vậy tôi mới mở quán cà phê cổ ngoạn nầy”.

Họ quan niệm rằng chơi đồ cổ là tìm lại những kỷ vật xưa, lưu giữ những giá trị của quá khứ và làm sống lại cái không khí của một thời đã trôi qua. Anh Phạm Văn Hai cũng thế, anh chọn những dồ vật mang ý nghĩa lịch sử. Từ đó, anh đã bỏ công góp nhặt công phu những hiện vật quý hiếm để gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

Vốn xuất thân từ Khoa Xã hội Nhân văn (Đại Học TPHCM), nhưng khi ra trường anh lại chuyển sang lĩnh vực kinh doanh và sở thích là sưu tầm đồ cổ. Từ niềm đam mê đó đã thôi thúc anh mày mò học hỏi, tìm hiểu về cổ vật. Cũng nhờ mua bán mà anh mới có điều kiện giao lưu, học hỏi và phát hiện được nơi nào có hàng quý hiếm.

Nhiều chiếc đĩa cổ được dán khắp tường nhà. Ảnh: Thành Hiệp.

Nhiều chiếc đĩa cổ được dán khắp tường nhà. Ảnh: Thành Hiệp.

Nơi sở hữu khoảng 5.000 hiện vật cổ

Sau 7 năm sưu tầm, mày mò tích lũy anh đã sở hữu khoảng 5.000 hiện vật, gồm: bát đĩa, đồ gốm, lư đồng, các loại đèn, cân, bình bông, đồng hồ, máy thu thanh, các cúp thể thao…Anh cho biết trong số hiện vật đang có, đa phần là đồ đồng và gốm sứ. Quý nhất là bộ lư đồng và cái thố có niên đại 1937 do anh sưu tầm tại Trà Vinh.

Ngoài ra, còn có chiếc cúp bóng đá bằng gỗ nguyên khối sản (niên đại 1995). Một chiếc cúp đặc biệt khác bằng gốm (1980). Những bộ đĩa gốm Chu Đậu có trên 500 năm tuổi, những chiếc radio và máy truyền hình đen trắng ra đời đầu tiên…Trong số những cổ vật, có loại quý hiếm, nhiều người ngã giá hàng trăm triệu nhưng anh vẫn cố giữ.

Anh thổ lộ: “Người chơi đồ cổ, ngoài việc mua bán trao đổi hai chiều còn có yếu tố may mắn. Nói tóm lại là duyên may. Có “duyên” mới làm chủ được món đồ quý báu”.

Để có được gia sản như trên, ngoài việc trao đổi, mua bán, anh còn nhờ nhiều kênh thông tin giới thiệu của bạn bè đồng điệu hoặc qua các tổ chức mua bán cổ vật trong và ngoài nước.

Nghe đâu có mặt hàng độc, lạ là anh tìm đến để thăm dò. Cũng theo anh, khó khăn lớn nhất là việc xác định giá trị thật hay giả của cổ vật bởi hiện nay nhiều tay lão luyện đã sử dụng nhiều chiêu thức tinh vi để lừa bán những cổ vật “giả” mà người chơi lơ mơ không thể nhận ra.  

Anh Trương Thanh Liêm, một người yêu thích đồ cổ cho biết, vừa bước chân vào ngôi nhà hai tầng, anh đã choáng ngộp vì từ cổng vào nhà, trên tường, lối đi cho tới cầu thang nơi nào cũng phủ kín bát đĩa, bình xưa quý hiếm. Tôi khâm phục sự cần cù, kiên nhẫn, lòng đam mê và tài bày trí khéo léo, hài hòa của chủ nhân.

Khách đến “Cổ ngoạn cà phê” như bị níu chân vì sự quyến rũ lạ thường. Đến rồi không muốn đi. Tại đây, mọi người vừa uống cà phê vừa tham quan, bình phẩm về nghệ thuật chơi đồ cổ và giá trị của từng hiện vật. Ai thích quay phim, chụp ảnh hoặc “check – in” cứ tha hồ, chủ quán rất thanh lịch và hào phóng.

Mặc dù công việc kinh doanh bề bộn, nhưng anh Phạm Văn Hai vẫn nuôi ý định tiếp tục giao lưu, sưu tầm, trao đổi những món đồ quý hiếm để làm giàu cho bộ sưu tập. Đồng thời, anh cũng rất mong muốn có sự chia sẻ, đồng cảm của bạn bè và những người cùng sở thích.

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm