| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 29/05/2019 , 08:33 (GMT+7)

08:33 - 29/05/2019

Cơ quan điều tra vẫn né tránh?

Vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, kéo dài đến nay đã gần 1 năm. Hơn một chục bị can đã bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Vụ việc tưởng chừng đã tạm lắng thì mấy ngày nay, dư luận lại bùng lên trước lời khai của bị can Trần Xuân Yến, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La được công bố.

Ảnh minh họa.

Bị can này khai rằng trước ngày thi, chính Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La Hoàng Tiến Đức đã gọi Yến vào phòng làm việc của mình, đưa cho Yến 2 tờ giấy, trên ghi những thông tin về 8 thí sinh cần nâng điểm và số điểm phải đạt của từng thí sinh, yêu cầu Yến phải thực hiện. Tức là yêu cầu Yến phải nâng nếu điểm thi của 8 thí sinh trên chỉ đạt dưới mức đó. Bị can này còn khai thêm, giá để nâng điểm cho mỗi thí sinh là 1 tỉ đồng.

Cùng với Trần Xuân Yến, một số bị can trong đường dây nâng điểm ở Sơn La cũng khai đã nhận tiền của phụ huynh học sinh để nâng điểm, có bị can còn xin nộp lại số tiền đã thu lợi bất chính để khắc phục hậu quả.

Thật không gì có thể rõ ràng hơn. Nếu lời khai của Trần Xuân Yến là thật, thì trong vụ gian lận thi cử này, chỉ riêng Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La Hoàng Tiến Đức đã "kiếm về" 8 tỉ đồng. Hành vi đưa danh sách 8 thí sinh cần nâng điểm cho Trần Xuân Yến, yêu cầu Yến phải chỉ đạo nâng điểm cho những thí sinh đó, rõ ràng đã có dấu hiệu cấu thành tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, còn hành vi nhận tiền của 8 thí sinh mỗi người 1 tỉ đồng để nâng điểm (nếu được xác minh có thật), rõ ràng đã có dấu hiệu cấu thành tội “nhận hối lộ”.

Thế nhưng vì sao cho đến nay, ông ta vẫn bình chân như vại, và vẫn đang tích cực chuẩn bị chỉ đạo việc tổ chức kì thi, việc chấm thi cho kì thi tốt nghiệp THPT niên khóa 2018 - 2019?

Còn một số bị can khác thì vẫn chỉ mới bị khởi tố về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” mà không bị khởi tố bổ sung về hành vi nhận hối lộ? Phải chăng cơ quan điều tra vẫn cố tình né tránh?

Đại diện VKSND tỉnh Sơn La, khi trả lời báo chí, thì tỏ ra khá lạnh lùng, thờ ơ, rằng “đó mới chỉ là lời khai một phía”. Đúng là “lời khai một phía". Nhưng muốn có được “lời khai hai phía” thì phải tiến hành xác minh. Việc một số bị can khác cũng đã khai là có nhận tiền để nâng điểm, và tình nguyện xin nộp lại số tiền thu lợi bất chính, chẳng lẽ không chính xác, không có giá trị thuyết phục hay sao?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm