| Hotline: 0983.970.780

"Cô Sao” xuất hiện sau 36 năm

Thứ Tư 14/11/2012 , 10:03 (GMT+7)

47 năm kể từ lần công diễn đầu tiên (1965) và 36 năm sau lần công diễn thứ 2 (1976), "Cô Sao"- vở nhạc kịch đầu tiên của Việt Nam sẽ được “hồi sinh”.

47 năm kể từ lần công diễn đầu tiên (1965) và 36 năm sau lần công diễn thứ 2 (1976), "Cô Sao"- vở nhạc kịch đầu tiên của Việt Nam sẽ được “hồi sinh”.

"Cô Sao" của cha và con

"Cô Sao" ra đời năm 1962 và được công diễn lần đầu vào năm 1965 do Nhà hát Giao hưởng Vũ kịch Việt Nam dàn dựng nhân kỉ niệm 20 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đến năm 1976, vở nhạc kịch một lần nữa được dàn dựng với một phiên bản ngắn gọn hơn. Từ đó đến nay, nhạc kịch "Cô Sao" mới được tiếp tục phục dựng lại.

Phiên bản "Cô Sao" lần thứ ba này có thể gọi là sản phẩm chung của cha và con nhạc sĩ Đỗ Nhuận và Đỗ Hồng Quân. Bởi gần 1000 trang tổng phổ của vở nhạc kịch “Cô Sao” đã bị thất lạc, việc phục dựng gần như là bất khả thi khi những di sản còn lại chỉ là các băng ghi âm từng trích đoạn, các bản aria mà những ca sĩ từng thể hiện vở nhạc kịch như: Ngọc Dậu, Lê Dung còn lưu giữ. Trong một lần soạn lại di cảo của cha, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã tìm thấy bản tổng phổ nháp chép tay bằng bút chì. Và sau đó lại tìm thấy bản rút gọn viết cho đàn piano. Ý tưởng phục dựng lại vở "Cô Sao" đến với ông từ đó.


Nghệ sĩ Hà Phạm Thăng Long đảm nhiệm vai cô Sao

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân chia sẻ: “Khi tìm được bản nháp, tôi vô cùng vui mừng, nhưng lại không dám kỳ vọng nhiều vì bản nháp là bản không hoàn chỉnh, còn nhiều thay đổi khi chép nhạc, rồi khi đưa ra cho dàn nhạc tập. Bên cạnh đó, các nét bút chì theo thời gian bị mờ đi, ố vàng, không còn đọc rõ. May mắn là sau đó tôi tiếp tục tìm thấy bản rút gọn viết cho đàn piano, nhờ thế có hướng đi, đoán được sự phát triển của các câu nhạc”.

Tuy nhiên, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho biết, bản tổng phổ mới không trung thành với nguyên gốc chép tay. Nhiều chỗ chuyển đoạn không hợp lý, những nốt nhạc chưa hay, hay đoạn kết còn lê thê, dài dòng theo phản ánh của những người đã được xem bản dựng đầu tiên năm 1965 được Đỗ Hồng Quân chỉnh lý, biên tập lại cho phù hợp và súc tích hơn. Một số đoạn được phối khí mới, phát triển mở rộng. Việc điều chỉnh này được nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân tâm niệm như một cách thức đồng sáng tạo của ông với tác phẩm của cha, giúp nâng tác phẩm lên, nhưng vẫn tôn trọng tuyệt đối những đường nét chính của nguyên bản.

Thiếu hụt lực lượng thể hiện

Hai lần biểu diễn “Cô Sao” trước đây đều gây được tiếng vang rất lớn là một thách thức với ê kíp thực hiện “Cô Sao” lần này. NSƯT Hà Mạnh Chung, Chỉ huy hợp xướng vở “Cô Sao” 2012, cho biết: “Phiên bản năm 1965, dàn hợp xướng đã có tới 120 người. Ở bản phục dựng này, đạo diễn chỉ yêu cầu có 40 người với những giọng ca opera hàng đầu của Việt Nam lúc bấy giờ: Ngọc Dậu, Kim Định, Quý Dương… Năm 1976, vở “Cô Sao” được nghệ sĩ Văn Hà dàn dựng lại. Nghệ sĩ ưu tú Thúy Hà đã vào vai cô Sao rất xuất sắc. Những khúc aria trong vở "Cô Sao" cũng luôn là những thách thức thú vị với tất cả giọng opera hàng đầu Việt Nam qua nhiều thế hệ, từ NSND Trung Kiên, NSND Lê Dung đến lớp trẻ như Hồng Vy sau này. Thế mà dàn dựng lại "Cô Sao" lần này, dàn hợp xướng của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam chỉ có 30. Trong đó 12 người hát chính, chỉ còn 18 hát bè. Chúng tôi phải nhờ đến dàn hợp xướng của Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội”.

Tuy nhiên, ông Chung tự tin rằng khán giả có thể yên tâm với chất lượng nghệ thuật cũng như tài năng của các nghệ sĩ trẻ.

Bên cạnh đó, nguồn kinh phí cũng là khó khăn mà các nghệ sĩ phải đối mặt. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho biết: “Quá trình phục dựng bản tổng phổ "Cô Sao" cũng như dàn dựng trên sân khấu mất gần 2 năm. Nguồn kinh phí ngân sách của cả ba đơn vị phối hợp là Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam cũng không đủ chi trả các chi phí tối thiểu. May mắn là dự án nhận được sự hỗ trợ tình nguyện của nhiều nghệ sĩ, người thân, bạn bè của các nghệ sĩ trong êkip sáng tạo”.

“Cô Sao” là câu chuyện về cuộc đời của một cô gái Thái xinh đẹp, nhà nghèo, bị các quan lang nhòm ngó, sống trong lo lắng sợ hãi về thân phận nghèo hèn. Cách mạng về đã thay đổi cuộc sống và thân phận của cô Sao. Điều đáng kể là với tài năng của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, một hàm lượng lớn chất liệu dân ca Việt - Thái đã được đưa vào vở nhạc kịch - một loại hình âm nhạc hoàn toàn ngoại nhập, tạo hiệu ứng nghệ thuật mạnh mẽ.

“Cô Sao” 2012 sẽ có sự tham gia của nhạc trưởng người Nhật Bản Honna Tetsuji trong vai trò chỉ huy dàn nhạc giao hưởng, chỉ huy hợp xướng Hà Mạnh Chung, đạo diễn sân khấu Huyền Nga, đạo diễn âm nhạc Đỗ Hồng Quân, biên đạo múa NSND Phạm Anh Phương, thiết kế mĩ thuật Hoàng Hà Tùng… “Cô Sao” sẽ chính thức công diễn vào ngày 24-25/11 tại Nhà hát Lớn Hà Nội nhân dịp kỉ niệm 55 năm ngày thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam và 90 năm ngày sinh cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm