| Hotline: 0983.970.780

Có Tết Vàng, bà con vui hơn tết

Thứ Năm 29/01/2015 , 16:17 (GMT+7)

Một giống lúa được mệnh danh là "sát thủ" của bệnh bạc lá. Một giống lúa phá tan mọi định kiến về chất lượng của hạt gạo lai. Một giống lúa từ lúc cấy đến khi ăn đều khiến bà con vui như tết…

Những thửa ruộng một màu chết chóc bạc phếch. Những bông lúa khô rạc chẳng đủ sức uốn cong cần mà dựng thẳng lên trời. Cảm giác chỉ cần sơ sẩy một tàn thuốc hay một que diêm là cả cánh đồng sẽ cháy phừng phừng, cháy đến tận cây lúa cuối cùng mới thôi.

Chứng kiến cảnh tượng đó người nông dân chỉ còn biết nuốt nước mắt vào trong vì họ biết chắc năng suất sẽ giảm 50-70%, biết cả vụ tới gia đình mình sẽ lao đao thế nào vì phải đong gạo thiếu.

Vào cữ tháng 9, tháng 10, khi trời trở bão, hầu hết các giống lúa mùa trung ở miền Bắc đều nhiễm bệnh bạc lá rất nghiêm trọng, đặc biệt là ở các tỉnh ven biển. Bạc lá hay cháy bìa lá cũng là nó do vi khuẩn Xanthomonas Oryzae xâm nhập vào lá sau những trận mưa, bão qua các vết xây xát bên ngoài.

Trước đây, nếu bệnh bạc lá chỉ hoành hành ở các tỉnh miền Bắc nay đã tấn công vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất, nơi đóng góp trên 90% sản lượng gạo cho xuất khẩu của Việt Nam.

Tất cả các bệnh gây thiệt hại nhiều nhất cho lúa hiện nay thì bệnh do vi khuẩn gây ra được xếp sau đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Bạc lá được xem là một bệnh nan y đối với lúa và hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Điều này làm đau đầu các nhà quản lý và các hộ nông dân.

tej-vng-nd-check-in-north-vn-201309174075

Các nghiên cứu của ngành BVTV cho thấy ở ĐBSCL có hơn 10 loài vi khuẩn hại lúa thuộc ba nhóm: Xanthomonas, Pseudomonas và Erwinia.

Các loại vi khuẩn này thường có sẵn trong tự nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi như trên lá lúa có vết thương do côn trùng, giập do gió bão hoặc ngập nước chúng sẽ tấn công. Bệnh thường phát sinh gây hại nặng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, ruộng lúa bón phân không cân đối, đặc biệt là thừa đạm. Các giống lúa thơm thường dễ bị cháy bìa lá hơn so với giống lúa thường.

Người ta đối phó với dịch hại nguy hiểm này chủ yếu bằng sử dụng thuốc BVTV. Cách này không chỉ tốn kém mà còn làm giảm năng suất và chất lượng của hạt gạo. Bởi thế cách đây mấy năm đã có một cuộc chạy đua nghiên cứu lúa kháng bạc lá.

Cũng có vài giống được trình làng nhưng chưa thực sự làm thỏa mãn nhà nông bởi vì chúng đều là giống đơn gen nên chỉ kháng được một vài chủng vi khuẩn, hiệu quả khá hạn chế.

Đáp lại niềm mong mỏi của người dân, các nhà khoa học của Tập đoàn Bayer đã lai tạo thành công giống lúa lai ba dòng Arize TEJ Vàng (Tết Vàng). Vậy có gì khác biệt giữa TEJ Vàng và các giống kháng bạc lá trước đây?

Cty TNHH Bayer Việt Nam mỗi năm nhập khoảng 70 giống lúa các loại về khảo nghiệm ở các vùng sinh thái để đánh giá năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như tính thích nghi.
Từ đó chọn ra những giống lúa phù hợp nhất, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường như kháng đạo ôn, bạc lá, cho năng suất cao và chất lượng tốt cũng như chống chịu tốt với các điều kiện gieo trồng khắc nghiệt.

Thay vì mang đơn gen kháng vi khuẩn, TEJ Vàng mang đa gen kháng vi khuẩn nên đối phó được hầu hết các chủng gây ra bệnh bạc lá. Nhờ đó cây lúa khỏe ngay từ đầu, phát triển nhanh, bộ lá xanh, quang hợp tốt, năng suất cao.

Với TEJ Vàng, năng suất vụ mùa không những không bị mất đi mà còn giảm được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, làm cho hạt gạo sạch hơn và giảm ô nhiễm môi trường.

Không chỉ là khắc tinh của bệnh bạc lá, TEJ Vàng còn tỏ ra rất ưu thế trên các vùng đất khô hạn. Bình Định và Đăk Lăk là 2 tỉnh có diện tích lúa khô hạn lớn nhất miền Trung và Tây Nguyên. Hằng năm, cứ vào mùa khô, người trồng lúa ở đây lại phải trông vào nước trời để gieo hạt.

Thống kê cho thấy có khoảng 7.000 ha ở Bình Định và khoảng 4.000 ha ở Đăk Lăk phụ thuộc vào nước trời như vậy. Năm 2013 và 2014 Cty TNHH Bayer Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông 2 tỉnh này tiến hành thử nghiệm gieo sạ giống TEJ Vàng trên các chân đất khô hạn.

Theo đánh giá của người dân, giống có thời gian sinh trưởng phù hợp với điều kiện của địa phương, đẻ nhánh khỏe, chịu hạn khá, khoe bông, chưa thấy đổ ngã, trỗ tập trung, thoát cổ bông khá, đóng thóc dày, dạng hạt thon dài, màu vàng sáng.

ii-you-838-vs-tej-vng091806671

Dù trong điều kiện khô hạn và hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời nhưng bộ rễ của TEJ Vàng vẫn phát triển rất tốt, tiền đề để nâng cao năng suất sau này. Qua các thí nghiệm và mô hình trình diễn, giống lúa lai TEJ Vàng cho năng suất cao hơn đối chứng Nhị ưu 838 từ 7,69 -16%.

Nếu như trước đây, hễ nhắc đến lúa lai người ta thường nghĩ ngay đến năng suất cao nhưng chất lượng chỉ đáng làm… gạo lợn, gạo rượu. Chất lượng kém chính là “vòng kim cô” định kiến đóng đinh vào lúa lai. Ngẫm ra cũng phải. Thời mới mở cửa, Việt Nam cũng chỉ nghĩ đến giấc mơ ăn no, mặc ấm. Các giống lúa lai Trung Quốc đã đáp ứng tốt nhu cầu này.

Nay, xã hội tiến lên đòi hỏi chất lượng thì diện tích lúa lai kiểu cổ truyền kia ngày càng tụt thê thảm. Với chiều dài hạt gạo 7,1mm, với hạt cơm khi chế biến thơm, mềm, TEJ Vàng hoàn toàn có thể là một hi vọng trong cuộc cạnh tranh sát ván với các giống lúa thuần chất lượng cao hiện nay, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng hạt gạo Việt Nam xuất khẩu.

TEJ Vàng là giống lúa lai ba dòng của Tập đoàn Bayer được công nhận theo quyết định số 35 QĐ/TT-CLT ngày 14/2/2014. Thời gian sinh trưởng trung bình. Miền Bắc 115 ngày (vụ mùa) và 135 ngày (vụ xuân). Miền Nam 100 ngày (vụ đông xuân);  105 ngày (vụ hè thu). Miền Trung  105 ngày (vụ đông xuân); 100 ngày (vụ hè thu). Tây Nguyên 115 ngày (vụ đông xuân); 110 ngày (vụ hè thu). Năng suất cao hơn lúa thường trên 20%. Kháng bệnh bạc lá tốt, Kháng vừa đạo ôn. Gạo thon dài 7,1 mm, cơm ngon mềm…

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất