| Hotline: 0983.970.780

Có tiêu cực trong chống buôn lậu!

Thứ Tư 08/01/2014 , 10:23 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng thừa nhận như vậy tại phiên họp do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng qua (7/1) tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng thừa nhận như vậy tại phiên họp giải trình về thực trạng, giải pháp phòng, chống buôn lậu qua biên giới, góp phần ngăn chặn, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng mất VSATTP do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng qua (7/1) tại Hà Nội.

“Còn lọt nhiều”

ĐB Nguyễn Hữu Hùng, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng – An ninh thẳng thắn nêu câu hỏi: “Buôn lậu qua biên giới diễn biến phức tạp. Dường như chúng ta chưa có giải pháp để ngăn chặn. Xử lý hình sự cũng rất ít, chỉ phạt hành chính. Vậy vướng ở đâu mà không đưa ra xử lý hình sự, đặc biệt là các vụ nổi cộm như buôn lậu xăng dầu, thuốc lá?”. Còn ĐB Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế, cho rằng, phải chăng đang có sự tiêu cực trong nội bộ những người tham gia công tác phòng chống buôn lậu?

Trả lời các câu hỏi trên, Bộ trưởng Hoàng thừa nhận, chắc chắn không thể không có tiêu cực trong lực lượng chức năng phòng, chống buôn lậu qua biên giới. Đó là điều có thể khẳng định. Hằng năm, Ban chỉ đạo 127/TƯ cũng tổ chức họp đánh giá thì luôn nhận định có hiện tượng tiêu cực, kể cả lực lượng quản lý thị trường.


Tình trạng buôn lậu qua biên giới vẫn là vấn đề nhức nhối

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Công thương cũng nhấn mạnh, hiện tượng tiêu cực theo tình hình của Bộ Công thương nắm được thì cũng chỉ là thiểu số. Bởi nếu không, hoạt động phòng, chống buôn lậu đã không đạt được kết quả. Dẫn chứng số liệu, ông Hoàng cho biết, năm 2010 các lực lượng chức năng bắt giữ 169 nghìn vụ, xử lý 79 nghìn vụ, phạt 294 tỷ đồng; năm 2011 phát hiện, bắt giữ 173 nghìn vụ, xử lý 86 nghìn vụ, phạt 302 tỷ đồng. Còn năm qua, cơ quan chống buôn lậu phát hiện 150 nghìn vụ, xử lý 80 nghìn vụ, phạt 350 tỷ đồng. “Như vậy, số vụ bị xử lý cũng như số tiền phạt tăng theo từng năm. Ở đây không thể nói hiệu quả cao hay thấp, mà chỉ nói có cố gắng của toàn lực lượng thôi”, ông Hoàng nói.

Còn theo Trung tướng Nguyễn Tiến Lực, Phó Tổng cục trưởng Phòng chống tội phạm (Bộ Công an), cơ quan này đã khởi tố 997 vụ, 1.281 bị can về tội buôn lậu. “Nhưng phải thừa nhận rằng, vẫn còn lọt nhiều vụ, trong đó chủ yếu các đối tượng phạm tội ngoài biển nên khó kiểm soát. Ngoài ra, khi nền kinh tế hội nhập, nhiều đối tượng nước ngoài vào Việt Nam để lợi dụng buôn lậu. Các vụ buôn lậu vàng, yến sào, điện thoại, ngà voi, hay ma túy… là một ví dụ”, ông Lực cho hay.

Chưa xử lý được tận gốc

ĐB Trần Du Lịch đặt vấn đề: Chúng ta chưa đánh giá hết hậu quả của buôn lậu đang phá hoại nền kinh tế Việt Nam, làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Phải chăng việc tiêu cực trong ngành là gốc vấn đề chứ không phải do khó khăn trong công tác chống buôn lậu, không phải do các nguyên nhân khác?

Bộ trưởng Hoàng thừa nhận, nguyên nhân một phần là do tiêu cực trong lực lượng chức năng. Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân chính, bởi số cán bộ vi phạm chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. “Chúng ta phải xác định nguyên nhân chuẩn xác là đời sống của cư dân biên giới còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc buôn lậu là siêu lợi nhuận nên các đối tượng sử dụng mọi biện pháp tinh vi để thực hiện. Biện pháp ngăn chặn là phải đánh vào các đầu nậu, các chủ đường dây lớn như đường dây buôn lậu thuốc lá, xăng dầu, gia cầm. Ngoài ra, biện pháp căn cơ là nâng cao đời sống cho đồng bào vùng biên giới, hải đảo, thì mới hạn chế được buôn lậu”, ông Hoàng đề xuất.

Ông Hoàng cũng thừa nhận, buôn lậu ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Ví dụ như thuốc lá lậu, gia súc gia cầm, phân bón buôn lậu ít, mà chủ yếu là giả, kém chất lượng.

Đồng quan điểm với Bộ trưởng Hoàng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết, trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng giả như phân bón, vật tư nông nghiệp, thuốc thú y… làm giảm uy tín của ngành. Ngoài ra, có trường hợp lực lượng kiểm dịch thú y còn hợp thức hóa giấy kiểm dịch cho đối tượng buôn lậu gia cầm.

Chủ trì phiên giải trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét, nạn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, nhái, hàng mất VSATTP không những tác động đến nền kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, giống nòi. Tình trạng buôn lậu còn phức tạp, hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, còn chồng chéo, thiếu cụ thể...

“Vấn đề mà ĐB và cử tri mong muốn là sau các phiên họp, giải pháp mà các bộ, ngành đưa ra có hiệu quả như thế nào. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, đồng thời, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này để tránh chồng chéo, mâu thuẫn trong xử lý. Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác chống tiêu cực trong các lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Bên cạnh đó, vẫn phải xây dựng thương mại biên giới cho nhân dân trong khu vực làm ăn, buôn bán chính đáng; kiện toàn bộ máy quản lý thị trường cũng như tăng cường năng lực sản xuất trong nước và các chương trình phát triển KT-XH cho đồng bào khu vực biên giới”, bà Ngân nói.

Phòng, chống buôn lậu trong lĩnh vực kinh doanh phân bón, từ năm 2010 đến nay, các lực lượng chức năng đã bắt giữ 53.111 tấn nhập lậu, kém chất lượng. Trong năm 2013, lực lượng chức năng đã bắt giữ 7.769 tấn phân bón nhập lậu, kém chất lượng, giảm mạnh so với năm 2012. Số lượng phân bón nhập lậu, kém chất lượng thu được trong năm 2012 lên tới 39.202 tấn.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm