| Hotline: 0983.970.780

Cố ý làm sai lệch hồ sơ

Thứ Năm 13/06/2013 , 10:41 (GMT+7)

Năm 1972, thương binh Trịnh Minh Thực (xã Liêm Chung, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) đưa gia đình đến ở khu đất giáp ranh xã Liêm Tiết.

Năm 1972, thương binh Trịnh Minh Thực (xã Liêm Chung, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) đưa gia đình đến ở khu đất giáp ranh xã Liêm Tiết. Và theo xác nhận của ông Lại Phúc Đạt, nguyên Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban quy hoạch xã Liêm Chung từ năm 1966 đến năm 2000, thì gia đình ông Thực được xã “chỉ định giữ mốc giới, ranh giới giữa xã Liêm Chung và xã Liêm Tiết, có chiều dài bám đường 21A là 27,5 m”.

Ngày 19/3/1986, UBND tỉnh Hà Nam có Quyết định số 238/QĐ-UBND giao khu đất trên cho gia đình ông Thực làm đất ở, tổng diện tích 361 m2, trong đó có 61 m2 là thùng đào, thùng đấu do UBND xã giao. Gia đình ông Thực đã vượt lập 61 m2 đất thùng đào, thùng đấu đó thành đất bằng, xây móng nhà trên đó.

Như vậy, theo quy định tại khoản 2 điều 87 Luật Đất đai năm 2003 (đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 18/12/1980 và người sử dụng đất đai có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 điều 50 của luật này thì diện tích đất vườn, ao đó được xác định là đất ở) thì cả 361 m2 đất của gia đình ông Trịnh Minh Thực phải được coi là đất ở, chứ không còn thùng vũng nào nữa.

Trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất được hưởng mức bồi thường theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều 42 Luật Đất đai năm 2003 (người bị thu hồi đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng.


Nhà cửa như thế này vẫn bị coi là thùng vũng và chỉ được bồi thường khối lượng đất vượt lập

Nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định bồi thường) và điểm a khoản 1 điều 44 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ (trường hợp đất đang sử dụng là đất có nhà ở và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 điều 14 nghị định này thì người sử dụng đất được bồi thường với diện tích đất thực tế đang sử dụng).

Năm 2013, gia đình ông Trịnh Minh Thực bị thu hồi 153 m2 trong tổng số 361 m2 để làm nút giao thông N2 (nối QL 21A với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình). Gia đình đã chấp hành nghiêm chỉnh. Ngày 25/4/2013, Hội đồng Bồi thường Giải phóng mặt bằng TP Phủ Lý ban hành Thông báo số 125, yêu cầu gia đình ông Thực đến nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho dự án nút giao thông N2.

Do ông Thực đã mất nên bà Nguyễn Thị Lựu, vợ ông, đến theo yêu cầu của Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng. Nhưng có 2 điều khá lạ lùng là: Thứ nhất, đất bị thu hồi năm 2013. Ngày 25/4/2013 Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng mới có Quyết định 125, nhưng lại tính giá trị bồi thường bằng giá trị năm... 2008, lấy biên bản kiểm tra khối lượng đất, nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu trên đất được lập vào ngày 5/11/2008 làm căn cứ(?).

Từ ngày 5/11/2008 đến ngày 25/4/2013 là 5 năm rưỡi. Mọi thứ từ giá trị quyền sử dụng đất đến nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu... đều có sự biến động rất lớn. Lấy giá trị năm 2008 để bồi thường cho đất và tài sản bị thu hồi năm 2013, là một điều rất vô lý.

Nghiên cứu hồ sơ vụ thu hồi đất này, luật sư Đặng Ngọc Phúc (Đoàn Luật sư tỉnh Thái Bình) đã nhận xét rất xác đáng: Không ai nắm vững Luật Đất đai và những quy định bồi thường bằng những cán bộ ở Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng. Những quy định tại khoản 2 điều 87; điểm a khoản 1 điều 42 Luật Đất đai năm 2003 và điểm a khoản 1 điều 44 Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ, họ đều hiểu rất kỹ.

Nhưng họ đã cố ý làm sai lệch hồ sơ đất của gia đình ông Trịnh Minh Thực, gây thiệt hại không nhỏ cho người bị thu hồi đất.

Điều lạ lùng thứ hai, là thu hồi 153 m2 đất, nhưng Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng TP Phủ Lý lại chỉ bồi thường cho gia đình ông Thực 60 m2 đất, còn 93 m2 thì bồi thường bằng... giá trị khối lượng đất tôn tạo(?).

Không chấp nhận kiểu tính giá trị và diện tích được bồi thường trên. Ngày 20/5/2013, bà Nguyễn Thị Lựu có đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam. Ngày 31/5/2013, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam có Văn bản số 860/UBND-NC, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đông ký thay, yêu cầu Chủ tịch UBND TP Phủ Lý xem xét, giải quyết, trả lời UBND tỉnh trước ngày 15/7/2013.

Nhưng bất chấp sự chỉ đạo trên của Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng TP Phủ Lý vẫn liên tiếp thúc giục, ép buộc gia đình thương binh Trịnh Minh Thực phải nhận tiền đền bù theo kiểu tính toán và giá trị do họ áp đặt.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.