| Hotline: 0983.970.780

Cốc mò cò xơi

Thứ Tư 08/12/2010 , 10:44 (GMT+7)

Sau nhiều năm vất vả chăm sóc rừng, khi cây lớn, ông Tuy lại không được hưởng những thành quả do mình làm ra.

Ông Đàm Tuy không được thu hoạch rừng do mình trồng

Tháng 7/1993, ông Đàm Tuy (SN 1946, ngụ xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) ký hợp đồng thời hạn 1 năm trồng rừng trên diện tích 5 ha đất của gia đình với BQL Rừng Đặc dụng - Lịch sử - Văn hóa môi trường Lò Gò - Xa Mát, nay là Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, viết tắt là VQG LGXM). Sau nhiều năm vất vả chăm sóc, khi cây lớn, ông Tuy lại không được hưởng những thành quả do mình làm ra.

Trồng mà không được thu hoạch

Nội dung bản hợp đồng ghi rõ bên A (VQG LGXM) có nhiệm vụ cấp vốn, cây giống, cán bộ kỹ thuật cho bên B (ông Đàm Tuy), nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên A chỉ giao cây giống mà không cấp vốn. Ông Tuy vẫn tiếp tục hoàn thành diện tích rừng trồng theo kế hoạch ban đầu bằng tiền túi của mình. Rừng trồng xong, ông Tuy đề nghị nghiệm thu để thanh toán tiền thì được VQG LGXM trả lời cây ông trồng không đạt tiêu chuẩn nên không được nghiệm thu, không được thanh toán.

"Tôi trồng xong kêu họ xuống nghiệm thu họ không xuống. Không có ghi chép, biên bản gì. Họ chỉ nghiệm thu và kết luận từ…xa", ông Tuy cho biết. Năm 1994, do bị tai nạn giao thông, không đủ sức khỏe, ông Tuy cho ông Lê Văn Sương (SN 1952, quê Đức Huệ, Long An) mượn đất trồng xen canh cây ngắn ngày và hứa chăm sóc rừng trồng cho ông. Do trồng xen canh không hiệu quả, năm 1995, ông Sương trả lại rừng cho ông Tuy. Ông Tuy nhận lại và tiếp tục chăm sóc.

Với lý do quên, hơn nữa cũng không thấy phía VQG thúc giục gì nên năm 1997, ông Tuy đến VQG LGXM đề nghị ký lại hợp đồng thì mới té ngửa khi nghe ông Nguyễn Ngọc Ánh, Trưởng ban mới của VQG đã chuyển hợp đồng này sang cho bà Huỳnh Thị Muội (SN 1952, ngụ xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, Tây Ninh) do ông đơn phương hủy hợp đồng.

Ông Tuy tìm hiểu mới biết năm 1994, hợp đồng của ông đã bị VQG chuyển cho ông Lê Văn Sương, người đến hỏi mượn đất rừng của ông để trồng cây xen canh năm nào. Bản hợp đồng của ông Sương do ông Phó ban Võ Văn Lự ký không có số, không ghi ngày tháng và đặc biệt không hề có con dấu của bất kỳ cơ quan chức năng nào. Năm 1996, hợp đồng của ông Sương lại được chuyển sang bà Muội. Bản hợp đồng lần này do ông Trưởng ban Nguyễn Ngọc Ánh ký, được lập tại UBND xã Hòa Hiệp nhưng xác nhận, ký tên đóng dấu ở UBND xã Tân Bình, còn đất trong hợp đồng lại nằm ở xã Tân Lập.

Năm 2004, tỉnh Tây Ninh mở đường đi, khu rừng trồng của ông Tuy bị giải tỏa hơn 2.000m2. Thay vì được khai thác số cây trên phần đất giải tỏa này thì ông Tuy lại phải đứng như trời trồng chứng kiến ông Võ Hoàng Hương, nguyên cán bộ VQG LGXM ngang nhiên bán sang tay cho ông Nguyễn Thanh Hùng, một lái gỗ tại Tân Biên, vào khai thác. 

Sau khi ông Tuy đâm đơn kiện ông Nguyễn Thanh Hùng, ngày 30/01/2008, TAND huyện Tân Biên đã mở phiên tòa sơ thẩm. Năm tháng sau, TAND tỉnh Tây Ninh tiếp tục mở phiên tòa phúc thẩm nhưng cả hai phiên tòa này ông Tuy đều thua. Chứng lý tòa án đưa ra làm căn cứ là ông Tuy đã đơn phương hủy hợp đồng. Đến dự phiên tòa, ông Tuy mới biết mảnh rừng của ông đã sang tay qua lại cho năm người chứ không chỉ có ông Sương, bà Muội!

Bịa hợp đồng?

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Tây Ninh của VQG LGXM ngày 15/7/2010 về việc trả lời đơn tố cáo của ông Đàm Tuy, nêu rõ bà Muội không biết chữ và bị ông Tuy ép ký xuống dưới dòng chữ “Tôi không ký hợp đồng này” ghi trên hợp đồng trồng rừng giữa bà và VQG. Nhưng khi tiếp xúc với chúng tôi, bà Muội không những biết đọc, biết viết mà còn xác nhận chính tay bà viết dòng chữ đó.
Khi hết hợp đồng, ông Tuy không đến VQG LGXM để ký lại vì không hiểu biết, không nhớ thời gian. Nhưng VQG LGXM thì không thể không biết rằng hợp đồng đã hết hạn để thông báo cho người dân biết, không làm biên bản thanh lý hợp đồng. Chính vì vậy, cho rằng ông Tuy đơn phương hủy hợp đồng là chưa khách quan.

Đến VQG LGXM, chúng tôi đề nghị được xem bản gốc để đối chiếu thì đại diện VQG cho biết đã bị thất lạc. Mặc dù có bản hợp đồng trồng rừng giữa VQG LGXM và bà Huỳnh Thị Muội từ năm 1996, nhưng bà Muội nhiều lần khẳng định rằng bà chưa bao giờ ký hợp đồng trồng rừng với VQG LGXM.

Trong công văn gửi TAND huyện Tân Biên ngày 20/9/2007 của VQG (giám đốc khi đó là ông Lê Văn Giao), có ghi khá đầy đủ về diễn biến tình hình đầu tư hợp đồng của Huỳnh Thị Muội. Điều vô lý là bà Muội, chủ hợp đồng nhưng không hề chăm sóc rừng. Trong suốt thời gian từ năm 1998 đến năm 2005, có đến 5 người vào chăm sóc, cuối cùng bà Muội lại là người đứng ra sang hợp đồng cho ông Nguyễn Thanh Hùng. Còn ông Hùng trình bày trước tòa rằng hợp đồng trồng rừng này do ông Võ Hoàng Hương sang lại cho ông từ năm 2003.

Chúng tôi tìm gặp bà Muội, lần lượt đưa cho bà đọc những văn bản liên quan đến mình. Sau khi xem xong, bà bức xúc nói: “Tôi chưa bao giờ ký hợp đồng trồng rừng ở Tân Lập với VQG. Tôi chỉ được thuê làm cỏ, cày xới 3,6 hécta rừng ở xã Tân Lập với giá gần 1,7 triệu đồng. Tôi thuê nhân công làm chỉ trong 3 ngày rưỡi là xong toàn bộ. Sau đó thì tôi không biết gì nữa. Mấy ông VQG nói tôi và ông Sương là vợ chồng là bịa đặt, làm gì có chuyện đó. Tôi chỉ là người làm chung với ông Sương mấy ngày, sau đó ổng đi đâu tôi cũng chẳng biết”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm