| Hotline: 0983.970.780

Con cái làm chúng ta lạc quan hơn về tương lai

Thứ Bảy 28/04/2018 , 09:50 (GMT+7)

Tôi may mắn được gặp PGS-TS Trần Thị Lý, người ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, đại diện cho thế hệ ưu tú của Việt Nam sinh năm 1975. Cô rất khiêm tốn khi nói về mình. Cô nói rất ít nhưng cũng đủ để làm cho nhiều người thán phục.

PGS-TS Trần Thị Lý hiện đang làm việc tại Trường Đại học Deakin ở Australia, là nhà khoa học có tiếng với nhiều đóng góp lớn trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật và giảng dạy.

10-15-40_ly_1
PGS-TS Trần Thị Lý

Dù ở nước ngoài nhưng cô luôn cố gắng sắp xếp trở về bằng những chuyến nghiên cứu, công tác để góp sức cho quê hương, đất nước bằng tri thức mình có được.

Các nghiên cứu của cô liên quan nhiều đến Việt Nam, đặc biệt là các nội dung đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nhìn từ phương diện quốc tế. Mối tương quan giữa chương trình giáo dục đại học và thị trường lao động; khả năng làm việc của sinh viên mới tốt nghiệp. Quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam. Sự kết nối của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và quê hương...

Mới đây, với uy tín của mình, Trần Thị Lý trở thành chủ biên cùng nhóm đồng tác giả xuất bản quyển sách “Giáo dục đại học Việt Nam, tính linh hoạt, tính lưu động và tính thực tiễn trong nền kinh tế tri thức toàn cầu”.

PGS-TS Trần Thị Lý trăn trở giáo dục đại học Việt Nam đã có những chuyển biến căn bản từ cơ cấu tổ chức, cách thức quản lý, loại hình sở hữu cho đến chương trình và phương pháp giảng dạy.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của đổi mới kinh tế, yêu cầu ngày càng đa dạng của đất nước và của thị trường lao động, thì mức độ đáp ứng của giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn.

Đặc biệt giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn lạc điệu với bối cảnh toàn cầu hóa với những yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế tri thức cũng như yêu cầu cạnh tranh, liên kết và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

PGS-TS Trần Thị Lý viết quyển sách này khi đứng vững trên hai trụ cột căn bản là tri thức và ngôn ngữ quốc tế để đánh giá về giáo dục đại học Việt Nam.

10-15-40_ly_3
Bìa của cuốn sách về giáo dục đại học Việt Nam do cô Lý chủ biên

Trong số 9 tác giả cùng viết quyển sách này thì có đến 8 tác giả là người Việt, tất cả đều đã từng có kinh nghiệm giảng dạy, quản lý ở Việt Nam và hiện đang là giảng viên, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh tại một số đại học lớn ở Melbourne, Australia như: Đại học Melbourne, Đại học RMIT, Đại học Deakin, Đại học Victoria. Người còn lại, Giáo sư Simon Marginson là chuyên gia hàng đầu về giáo dục đại học quốc tế, hiện đang là công tác tại Viện Giáo dục, Vương quốc Anh và trước đó là giáo sư Đại học Melbourne.

Quyển sách có 283 trang, gồm 11 bài chia thành 3 chương đề cập đến nhiều vấn đề nóng của giáo dục đại học Việt Nam. PGS-TS Trần Thị Lý vinh dự chủ biên công trình khoa học này. Quyển sách được Palgrave Macmillan, nhà xuất bản nổi tiếng của Anh ấn hành.

Điểm nhấn giá trị nhất của quyển sách chính là Trần Thị Lý và các đồng tác giả đã bắt đúng "bệnh" của giáo dục đại học Việt Nam, gói gọn chỉ trong ba từ như ở tiêu đề của cuốn sách “tính linh hoạt, tính lưu động, tính thực tiễn” để chữa trị.

Khoảng gần 10 năm trở lại đây, có nhiều hiến kế cho giáo dục đại học Việt Nam, nhưng có cảm tưởng vẫn thiếu vắng những công trình mang tính tổng hợp, soi rọi vấn đề từ lăng kính khoa học giáo dục, nhất là các công trình bằng tiếng Anh. Trong bối cảnh đó, quyển “Giáo dục đại học Việt Nam, tính linh hoạt, tính lưu động và tính thực tiễn trong nền kinh tế tri thức toàn cầu” đã đáp ứng nhu cầu này.

Phần cuối trong lời giới thiệu của quyển sách, hẳn ai có điều kiện tiếp cận cũng phải suy nghĩ về trách nhiệm của mình: “Con cái làm chúng ta lạc quan hơn về tương lai và giải thích tại sao chúng ta nỗ lực làm việc này. Con người không sinh ra để đáp ứng cho hệ thống. Mà hệ thống sinh ra là để phục vụ cho con người. Những đứa trẻ hàng ngày đang lớn lên nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của tính nhân văn mà giáo dục đại học ở Việt Nam cần phải có”.

Ngoài nghiên cứu và viết sách về giáo dục đại học Việt Nam, PGS- TS Trần Thị Lý còn viết thêm rất nhiều quyển sách hay khác về giáo dục quốc tế. Tốt nghiệp đại học Khoa học Huế vào năm 1997, đến năm 2001 cô được Chính phủ Australia cấp học bổng đào tạo thạc sĩ tại đại học nổi tiếng Monash University và một năm rưỡi sau đó Lý bảo vệ luận văn thạc sĩ và giật luôn tấm bằng hạng ưu và giải thưởng sinh viên quốc tế xuất sắc nhất ngành Giáo dục của trường.

10-15-40_ly_2
Gia đình của Trần Thị Lý ở Melbourne
PGS-TS Trần Thị Lý là người duy nhất của thế giới vừa được trao giải thưởng uy tín Nhà khoa học tiềm năng của Ban hỗ trợ nghiên cứu khoa học Úc. Đây là giải thưởng duy nhất trong ngành Giáo dục của Úc năm 2017. Cô còn tham gia khởi xướng Dự án "Trao yêu thương - nhận hạnh phúc" cùng với 3 đồng nghiệp nhằm nuôi dưỡng tình yêu đọc sách và khuyến khích văn hóa đọc, rèn luyện kỹ năng tiếng Anh, tạo cơ hội tiếp cận với nguồn sách hay, cả tiếng Việt và tiếng Anh cho trẻ em nghèo vùng xa xôi của Việt Nam có một giấc mơ - giấc mơ đọc sách.

 

(Kiến thức gia đình số 17)

Xem thêm
Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.