| Hotline: 0983.970.780

Con cần một cái ôm vai!

Chủ Nhật 22/04/2018 , 10:05 (GMT+7)

Trẻ vị thành niên giờ đây quá dễ rơi vào tình trạng “sốc tâm lý” để nghĩ đến chuyện kết thúc cuộc đời. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại việc giáo dục trẻ về việc học tập của con cái, quan niệm về sự thành đạt trong xã hội.

Quá chú trọng dạy chữ

Thầy Nguyễn Quốc Bình, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức (Hà Nội) phân tích, trong một xã hội phát triển thì con người sống trong đó có rất nhiều nhu cầu và có nhiều nhu cầu thì sẽ có nhiều áp lực.

p-luc-hoc-tp133552126
Ảnh minh họa

Đối với học sinh sẽ chịu áp lực từ phía gia đình, xã hội và nhà trường thậm chí áp lực từ chính bản thân của các em: không muốn thua kém ai, hoặc có một công việc tốt. Rõ ràng trong xã hội cạnh tranh, con người cũng sẽ phải chịu các áp lực đó và các em học sinh không nằm ngoài guồng quay đó.

Trở lại với trường hợp nam sinh tại TP Hồ Chí Minh mới đây đã tự tử, thầy Bình chia sẻ, ông được biết đây là trường tư thục cũng nổi tiếng về áp lực học tập và kỷ luật “sắt”.

“Tôi không ủng hộ kỷ luật sắt. Bởi học nhưng cũng có cái khác để vui chơi cân bằng sức khỏe tâm thần và thể chất cho các em thì mới học tốt được. Nếu anh chỉ chăm chăm vào việc học kiến thức thì sẽ mất cân bằng dễ gây ra những hành động bột phát rất đáng tiếc như trường hợp của nam học sinh vừa qua. Qua báo chí tôi được biết, rõ ràng nhà trường đã biết về học sinh này nhưng chưa có những giải pháp hiệu quả và tôi nghĩ họ đang nghĩ mọi học sinh vào trường chỉ có một con đường học tập quyết liệt để giành lấy kết quả trong quá trình thi cử. Nhưng rõ ràng về mặt xã hội các em cũng là một thành viên trong đó, giáo dục cần phải thay đổi, có cách nhìn toàn diện hơn”, thầy Bình nhấn mạnh.

Mặc dù theo quy định ở trường phổ thông khuyến khích nên có một giáo viên tâm lý nhưng các trường chưa thực hiện được và thường coi nhẹ việc này. “Chúng ta vẫn đang chú trọng quá vào việc dạy chữ”, ông Bình nói.
 

Bố mẹ đừng tạo thêm áp lực

TS Giáo dục Nguyễn Thụy Anh bày tỏ trẻ vị thành niên giờ đây quá dễ rơi vào tình trạng “sốc tâm lý” để nghĩ đến chuyện kết thúc cuộc đời sau những kỳ thi. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh cả xã hội chúng ta phải nhìn nhận lại việc giáo dục trẻ, hoặc nói rộng hơn, là phải đấu tranh để thay đổi cả tư tưởng của những bậc làm cha mẹ, những người lớn - cách nhìn của họ về việc học tập của con cái, quan niệm về sự thành đạt trong xã hội.

“Những áp lực từ phía gia đình và xã hội đang vô tình đè nặng lên vai những đứa trẻ vị thành niên. Trẻ vị thành niên, cái tuổi dở dở ương ương, không còn bé nữa nhưng vẫn phụ thuộc vào gia đình, bố mẹ. Đây là lứa tuổi nhạy cảm nhất, đôi khi chỉ một va chạm giận hờn gì đó với cha mẹ đã có thể giận dỗi nghĩ: Giá mình chết được đi,thì họ sẽ tiếc nuối thế nào, khóc than ra sao! Cái sự giận ở mức độ nho nhỏ thì có thể còn qua đi, “ước mơ chết” sẽ chỉ là những ý nghĩ vớ vẩn thoảng qua. Nhưng nếu cấp độ giận cao hơn thì sao? Nhất là trong các trường hợp đứa trẻ bị chính những người thân của mình nhiếc móc, nhục mạ… thì việc muốn tìm chết là phản ứng hoàn toàn hiểu được.

Trong rất nhiều cách dạy dỗ trẻ, trong các cách truyền đạt thông tin khác nữa, chúng ta đều vô tình nhận được một thông điệp: muốn thành người, ta phải vào đại học, phải cố gắng có một địa vị cao trong xã hội. “Lập thân tối hạ thị…” nhiều nghề khác như làm thợ, quét rác, chạy bàn. Áp lực từ đó mà ra. Vô hình. Nhưng có thật. Nhưng trẻ càng lớn áp lực ấy càng nặng nề hơn”, TS Thụy Anh nói.

Do đó, nếu bố mẹ từ nhỏ cho con thấy được rằng, cuộc đời sẽ có cả thành công lẫn thất bại thì hẳn những tình huống đáng tiếc đã không xảy ra. Vì thế, cũng rất nên cân nhắc việc mắng mỏ chê trách trẻ mỗi khi trẻ mang về nhà điểm kém. Bản thân số điểm không được như ý muốn đã là một hình phạt đối với trẻ rồi - xin chớ để chúng chịu một hình phạt đúp! Điều ấy sẽ khiến đứa trẻ ngày càng đánh giá thấp bản thân, dễ rơi vào những cảm xúc tiêu cực, trơ ì với mọi mục đích phấn đấu mà người lớn vẽ ra trước mắt.

“Bố mẹ hãy học cách trở thành bạn của con. Học cách cầm tay, ôm vai, ngồi cạnh lắng nghe…, nghĩa là tất cả những cách chia sẻ cảm xúc trong im lặng. Điều này đôi khi là chìa khóa của thành công trong giáo dục con cái. Ngoài ra, gia đình, nhà trường, hãy là nơi đem lại cho các em những kỹ năng khác cần thiết như kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng xây dựng niềm vui, lý tưởng, niềm tin… để các em có thể sống được với cuộc đời này, hơn thế nữa, sống vui và ý nghĩa”, TS Thụy Anh nhấn mạnh.

(Kiến thức gia đình số 16)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm