| Hotline: 0983.970.780

Con đặc sản đang thiếu nguồn cung

Thứ Tư 03/12/2014 , 14:04 (GMT+7)

Hiện giá các con đặc sản nuôi như ba ba, cua đinh, rắn…, dao động từ vài trăm ngàn đến trên 1 triệu đồng/kg mà không có đủ để cung ứng cho các nhà hàng, quán ăn, ở các tỉnh ĐBSCL.

Vài năm gần đây, phong trào nuôi con đặc sản phát triển rầm rộ ở ĐBSCL, trong đó ba ba, cua đinh là loài vật nuôi được đa số nông dân lựa chọn. Bởi đây là loại vật dễ nuôi, thị trường luôn ổn định nên mang lại hiệu quả cao.

Huyện Thới Lai và Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) đang được biết đến là vùng nuôi ba ba lớn, hiện có khoảng 20 hộ gia đình nuôi ba ba với diện tích hàng hécta. Bình quân diện tích ao nuôi của mỗi hộ có quy mô từ 100 m2 - 500 m2. Hàng năm cung ứng ra thị trường hàng trăm tấn ba ba thương phẩm và hàng triệu con giống cho các tỉnh lân cận, thậm chí còn XK sang Trung Quốc. Với giá giống ba ba 1 tuần tuổi bình quân 150.000đ/con; ba ba sinh sản 600 - 700.000đ/kg; ba ba thương phẩm từ 300.000 - 350.000đ/kg, nhiều hộ có thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm, cá biệt có gần chục hộ thu nhập bình quân 1 tỷ đồng/năm.

Điển hình như hộ ông Hồ Đức Nguyên, ở ấp Phú Thọ, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, (TP Cần Thơ) nuôi ba ba mang lại lợi nhuận gấp 3 lần trồng lúa; mỗi năm lãi trên 100 triệu đồng. Ông Nguyên cho biết: Đối với con ba ba, nếu nuôi đạt khoảng 80% xem như thành công. Bình quân nuôi sau 36 tháng, ba ba nặng từ 1,4 - 1,5kg, lọt vào loại 1, giá bán hiện 340.000 - 350.000đ/kg, còn loại 2, giá từ 280.000 - 290.000đ/kg. Nhưng theo ông, muốn có hiệu quả kinh tế cao nên nuôi ba ba khoảng 12 - 15 tháng là bán (mỗi con nặng từ 300 - 400 gram/con với giá 130.000đ/kg). Còn nuôi tới 36 tháng sẽ tốn thức ăn nhiều nhưng trọng lượng tối đa chỉ khoảng 1,5kg. Hiện ao nuôi ba ba của ông đều được thương lái đến đặt cọc tiền trước, chỉ chờ ngày thu hoạch.


Ba ba, cua đinh thương phẩm có giá từ vài trăm đến cả triệu đồng/kg

Còn bà Trương Ánh Nguyệt, ở ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) nuôi 10.000 ba ba, cua đinh, cho biết: Thị trường tiêu thụ của loài vật nuôi này rất lớn. Giá bán luôn đứng ở mức cao và ổn định. Hiện cơ sở không còn ba ba, cua đinh loại 1 cung ứng cho nhiều đơn đặt hàng. Theo bà Nguyệt, ba ba, cua đinh loại lớn được các hộ nuôi và người ăn ưa chuộng. Bởi, nếu để làm giống thì mua về chỉ trong thời gian ngắn là nó sinh sản và không lâu sau đó họ có thể thu hồi vốn, còn nếu để ăn thì loại này rất ngon, ngọt. Mặc dù, giá ba ba loại này lên đến 300.000đ/kg (loại 1,5 kg/con), còn giá cua đinh 700.000đ/kg (loại 2 – 5 kg/con), song vẫn có nhiều khách hàng.

 Ông Dương Vĩnh Chót, ở ấp Long Hòa 2, xã Long Hòa, huyện Phú Tân (An Giang) có 24 hồ nuôi ba ba giống Đài Loan, cho biết: Mỗi năm, lượng ba ba mà ông nuôi trên 8.000 con, chủ yếu là thương phẩm. Để có nguồn hàng cung ứng quanh năm, ông thường nuôi xen kẽ theo từng đợt. Vừa rồi, ông cho tuyển bán 350 kg ba thịt với giá từ 260.000 – 350.000đ/kg (trọng lượng 1,3 – 1,5 kg/con) mà chỉ cần điện thoại là thương lái đến tận nhà thu mua. Theo nhiều người nuôi ba ba nhận định, thị trường ba ba luôn hút hàng có bao nhiêu thương lái đều mua hết.

Gần đây, nhiều loài động vật hoang dã và con đặc sản bị săn bắt vô tội vạ nên số lượng giảm đáng kể, dẫn đến nguồn cung trở nên khan hiếm. Anh Bùi Hoàng Bằng ở ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) nuôi 15 vèo rắn ri cá, cho biết: Mùa nước nổi năm nào cũng vậy, rắn giống luôn đắt hàng. Do nguồn thức ăn trên đồng ruộng dồi dào nên các hộ nuôi tìm đến mua giống về nuôi. Vì thế, mỗi năm, anh xuất bán 6.000 con rắn giống với giá từ 80.000 – 100.000đ/con (tùy theo trọng lượng), tăng từ 10.000 – 20.000đ/con mà vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu...

Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Công Thủ, Giám đốc HTX Ba ba Thạnh Lợi, huyện Châu Thành A (Hậu Giang), cho biết: Mỗi năm, HTX cung ứng hơn 500.000 con ba ba, cua đinh giống và hàng chục tấn sản phẩm, chủ yếu cho thị trường trong nước, còn thị trường nước ngoài thì không có hàng để đáp ứng. Mặc dù, giá mỗi năm đều tăng từ 3 – 5% và số lượng hộ nuôi ở các tỉnh tăng lên, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm