| Hotline: 0983.970.780

Con dâu táng tận lương tâm

Thứ Ba 20/10/2015 , 07:15 (GMT+7)

Một bà mẹ đang sống, hàng ngày phải bán bánh mì kiếm cơm, cưu mang thêm đứa cháu nội, thế nhưng, chỉ vì món tiền BHXH, người con dâu đã “cho” mẹ chồng chết cách đây 10 năm!

Chuyện động trời này xảy ra ở TX.Đồng Xoài, Bình Phước.

Chết rồi vẫn đi bán bánh mì!

Ngày 15/8/2013, anh Văn Phú Phúc, SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tiến Thành, nguyên Trạm trưởng Trạm y tế xã Tân Thành, TX.Đồng Xoài, chẳng may qua đời đột ngột khiến bà Đinh Thị Bảy, 75 tuổi, mẹ anh Phúc, suy sụp cả thể xác lẫn tinh thần.

“Con trai tôi chết mà vợ nó (chị Nguyễn Thị Kim Thanh, SN 1965 - PV), chẳng buồn bã gì. Sau đám tang, tiền phúng viếng được hơn 300 triệu đồng mà nó giữ hết, tôi thắc mắc thì nó bảo đã trang trải cho đám tang và trả nợ hết rồi”, bà Bảy rơm rớm nước mắt, kể.

Anh Phúc qua đời đột ngột và theo Luật BHXH hiện hành, thân nhân của anh Phúc gồm “tứ thân phụ mẫu” cùng vợ và các con, những người anh đang nuôi dưỡng khi còn sống, sẽ cùng được hưởng số tiền trợ cấp tuất 1 lần của người quá cố. Với gần 31 năm đóng BHXH, thân nhân anh Phúc nhận được số tiền gần 205 triệu đồng và 11,5 triệu đồng tiền hỗ trợ mai táng.

Ngay sau khi chồng mất chưa lâu, chị Thanh (vợ anh Phúc) đã đến UBND xã Tiến Thành để làm thủ tục nhận tiền bảo hiểm. Sau khi mọi thủ tục được ông Lê Thanh Ban, Chủ tịch UBND xã Tiến Thành ký xác nhận, ngày 16/1/2014, BHXH tỉnh Bình Phước căn cứ vào hồ sơ, ra quyết định thanh toán chế độ tử tuất một lần với số thời gian đóng BHXH là 30 năm 11 tháng cho gia đình anh Phúc. Chị Thanh âm thầm nhận số tiền hơn 216 triệu đồng.

Sau thời gian khá lâu không thấy con dâu đả động gì đến chuyện lãnh tiền tuất của con trai, bà Bảy hỏi thì cô con dâu cứ ậm ừ, nghi ngờ có chuyện khuất tất, bà Bảy tìm hiểu thì mới té ngửa là con dâu đã nhận xong số tiền từ lâu!

16-23-50_nh-1
Bà Đinh Thị Bảy đang trình bày vụ việc với lá đơn tố cáo con dâu và ông cựu chủ tịch xã Tiến Thành, TX.Đồng Xoài

 Nhưng, chuyện động trời không chỉ có thế! Để suôn sẻ trong việc nhận, hưởng trọn số tiền bảo hiểm của chồng, chị Thanh ghi trong tờ khai thân nhân là bà Đinh Thị Bảy chết năm 2005. Còn mẹ ruột của mình là bà Ngô Thị Thái, cũng bị cô con gái “trời đánh” cho…chết trước đó 13 năm, trong khi bà Thái mới mất cách đây 1 năm.

Không dừng lại ở đó, chị Thanh tiếp tục đưa con mình là Văn Phú Quý (SN 1996) đi làm công nhân với mức lương là 2,5 triệu đồng/tháng trong khi thời điểm anh Phúc mất, Quý mới 17 tuổi và đang còn đi học! “Gia đình tôi ở đây từ xưa đến giờ, lần tiếp xúc cử tri nào tôi cũng đến.

Ông Ban đâu có lạ gì tôi. Vậy mà không hiểu sao ổng lại ký vào tờ khai là tôi đã chết”, bà Bảy bức xúc nói và không khỏi hoài nghi có sự khuất tất trong việc xác nhận tờ khai của con dâu bà.

Chính quyền bất hợp tác

Tìm đến UBND xã Tiến Thành, TX.Đồng Xoài gặp ông Ban, lúc này đã là Bí thư Đảng ủy xã, để nắm thêm thông tin vụ việc, sau khá nhiều thời gian chờ đợi, chúng tôi cũng gặp được ông Ban. Nhưng vừa nghe chúng tôi nêu lý do, ông đã lấy lý do: “Đang bận kiểm tra”, và hẹn ngày khác. Còn vị chủ tịch mới cho biết, ông mới về nhậm chức nên không nắm rõ vụ việc.

Tiếp tục tìm đến cơ quan BHXH tỉnh Bình Phước, tại đây, ông Mai Văn Tiến, Phó giám đốc cơ quan này yêu cầu chúng tôi phải có văn bản của lãnh đạo cơ quan mới cung cấp thông tin. “Nếu cung cấp bất kỳ loại giấy tờ nào thì cũng cần có một văn bản của cấp trên, đó là quy định”, ông Tiến nói.

16-23-50_nh-4
16-23-50_nh-5
Bà Bảy đang sống sờ sờ, nhưng trong tờ khai nhân thân nhận tiền Tuất, bà Thanh ghi đã chết, và được chủ tịch xã ký xác nhận

Theo bà Bảy và dư luận nơi gia đình bà sống, chị Thanh (con dâu bà) có máu đỏ đen, thường xuyên sang các sòng bài bên kia biên giới chơi. Khi còn sống, anh Phúc từng có lần phải mượn số tiền hơn 200 triệu đồng của con gái mình là chị Văn Nguyễn Thị Trà My (SN 1984) để chuộc chị Thanh từ sòng bạc Campuchia về. 

Anh Phúc cũng từng mua xe hơi cho vợ, một lần, chị Thanh tự lái xe sang bên kia biên giới chơi bài, rồi sau đó, về bằng xe khách, còn chiếc xe một đi không trở về...

Cuối năm 2014, bà Bảy viết đơn kiện cô con dâu và ông cựu Chủ tịch UBND xã Tiến Thành Lê Thanh Ban. Ngay sau khi nghe tin mẹ chồng đâm đơn kiện mình, chị Thanh liền đến gặp bà Bảy, khóc lóc, quỳ lạy, van xin bà bỏ qua mọi chuyện và đưa trước cho bà 5 triệu đồng.

Nghĩ con dâu đã biết lỗi, hối hận, bà Bảy xiêu lòng và đồng ý không kiện nữa. Sau khi dùng nước mắt chinh phục được mẹ chồng, chị Thanh “làm lơ”, không đưa thêm cho bà Bảy xu nào. Đến nay, chưa có động thái gì cho thấy chị đã hối hận.

Từ khi con trai mất, bà Bảy không chỉ buồn phiền mà còn vất vả hơn khi mất đi chỗ dựa cả tinh thần lẫn vật chất. Hiện hàng ngày, bà cóp nhặt từng đồng bạc lẻ từ chiếc xe bán bánh mì trước cổng khu công nghiệp. Lo cho thân già chưa xong, lâu nay bà còn lo cho cả cháu nội.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm