| Hotline: 0983.970.780

Con đường khiến vạn người vui

Thứ Năm 14/10/2010 , 09:43 (GMT+7)

Hàng vạn người dân sống trên mảnh đất nông nghiệp dọc bờ Nam sông Hậu thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng rất vui vì đã được hưởng lợi từ công trình Trung ương đầu tư.

Hàng vạn người dân sống trên mảnh đất nông nghiệp dọc bờ Nam sông Hậu thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng rất vui vì đã được hưởng lợi từ công trình Trung ương đầu tư. Giá trị hàng nông sản hiện tại đã tăng thêm khoảng 20% so với 1 năm về trước.

Gặp tôi, ông Lâm Thanh Đoàn ở ấp Mỹ Thạnh, xã Nhơn Mỹ (Kế Sách) hồ hởi: Tuy mới đưa con đường vào sử dụng nhưng nông sản đã thông thương ngay, giá tăng vọt lên khoảng 20% so với trước khi có lộ. "Một năm về trước, hơn 140 cây xoài của tôi thu hơn 20 tấn trái, đến mùa thu hoạch bị thương lái ép lên ép xuống, giá bán chỉ cỡ 10.000 đồng/kg. Nay có con lộ rồi, giá bán thấp cũng từ 12.000 đồng/kg trở lên. Bây giờ bán trái cây sướng lắm, rất nhiều thương lái vô tận vườn, tranh nhau từng giá. Thậm chí thương lái còn cho nhà vườn mượn tiền trước, đến vụ hái trái trừ lại, giá cả theo giá thị trường" - ông Đoàn phấn khởi kể.

Quốc lộ Nam Sông Hậu có tổng chiều dài 165 km, vốn đầu tư gần 2.200 tỉ đồng do BQL dự án Mỹ Thuận, thuộc Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Tuyến đường được khởi công từ năm 2004, đi qua 3 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Cùng tôi bước trên con đường này, ông Trần Liệt Oanh (74 tuổi), lão thành cách mạng 50 tuổi Đảng góp chuyện: Thông tuyến đường Nam sông Hậu như một cuộc giải phóng lần 2 cho mảnh đất nông nghiệp cũng như đời sống kinh tế của nông dân. Xe tải tấp nập đến tận ruộng vườn thu mua lúa, trái cây, rau màu mỗi ngày. Nông sản tăng giá. Đất nông nghiệp theo đó cũng tăng giá mạnh, từ 30.00 - 40.000 đồng/m2, nay lên 300.000 – 400.000/m2 mà mua còn khó. Hàng vạn người dân dọc theo bên con đường Nam Sông Hậu đã nhìn thấy cơ hội đổi đời. 

Ông Lê Văn Sơn, Trưởng Phòng NN – PTNT Long Phú nói: Đường Nam Sông Hậu vừa đưa vào sử dụng ngay lập tức đã phát huy hiệu quả. Hơn 7.000 ha đất sản xuất lúa 3 vụ đã không còn lo bị động đầu ra. Công nghiệp, dịch vụ từ thị trấn Đại Ngãi đi đến thị trấn Trần Đề cũng được tỉnh đang quy hoạch phát triển.
Ông Huỳnh Quốc Thống, Bí thư xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách phấn khởi khoe với chúng tôi về 1.250 ha đất trồng lúa và 170 ha cây ăn trái của xã nằm dọc tuyến Nam Sông Hậu đang tăng giá trị hàng ngày. Con đường là sự mong đợi của 3.100 hộ hộ dân đang sinh sống trên trên mảnh đất Nhơn Mỹ. Nông sản bà con làm ra đã thoát cảnh "qua sông phải  lụy đò", không còn bị thương lái ép giá.

Để không bỏ lỡ cơ hội phát triển, tỉnh Sóc Trăng đã qui hoạch khu du lịch sinh thái với cây trái 4 mùa khu vực cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ. Bước đầu khu du lịch Mỹ Phước sẽ thực hiện trên diện tích 2 ha, phía đất liền kề sẽ mở trung tâm thương mại để thúc đẩy giao thương buôn bán. Bộ mặt nông thôn Nhơn Mỹ chắc chắn sẽ đổi thay nhanh chóng, đói nghèo xua đi, ấm no tất đến.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất