| Hotline: 0983.970.780

Con đường mang tên 'Ba Kỉnh'

Thứ Ba 30/07/2019 , 08:44 (GMT+7)

Ông Huỳnh Văn Công, thường gọi là ông Ba Kỉnh, ở ấp Hưng Hòa, xã Long Vĩnh, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) là tấm gương tình nguyện hiến đất, đóng góp công sức, tiền của làm đường giao thông nông thôn.

08-37-50_ong_huynh_vn_cong_ben_tri
Ông Huỳnh Văn Công (bên trái).

Con đường của ấp Hưng Hòa, xã Long Vĩnh đã trải bê tông phẳng lì, rộng rãi. Ít ai biết trước đây lại là con đường “đau khổ”. “Đường hồi xưa nhỏ và bụi. Trời mưa thì trơn trượt, các cháu học sinh đi học vất vả lắm; vận chuyển hàng hóa, nông sản rất khó. Nhiều lần người dân tính đổ thêm đất đá để đi cho an toàn, nhưng chẳng được mấy hôm. Cách duy nhất là phải đổ bê tông thì mới sạch đẹp được”, ông Công nhớ lại.

Chủ trương là vậy nhưng do chưa thống nhất ý kiến nên con đường mãi không khởi công. Năm 2017, trong 19 tiêu chí NTM, xã Long Vĩnh thực hiện xong phần lớn các tiêu chí, chỉ có con đường vẫn ngổn ngang trăm mối.

Ông Đặng Công Tiên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Các con đường lớn và trọng yếu thì cơ bản đã hoàn thành, chỉ còn đường thôn xóm. Kinh phí xã có hạn, trong khi đây là việc cấp thiết để về đích NTM. Vì vậy, xã mới kêu gọi người dân hiến đất làm đường”.

Trước thời điểm này, năm 2008 với mong muốn mở rộng con đường nhưng vận động hộ dân đối diện không đồng ý, ông Công đã mua trên 500 m2 đất với giá 25 triệu đồng để làm đường đan. Đi lại được vài năm thì đường xuống cấp, ông lại bỏ tiền ra dặm vá đường.

Tuy nhiên, giá đất thời điểm này lên “cơn sốt”, thêm vào đó cây cối lâu năm trong vườn bị chặt mà không được đền bù nên nhiều người vẫn còn tiếc nuối, chưa có ý muốn hiến đất, nhiều cuộc họp mở ra nhưng chưa có đồng thuận cao. Vào đúng thời điểm đó, ông Công lại xin hiến đất làm đường.

Nói về việc này, người đàn ông đã qua tuổi bát tuần hơi chút bùi ngùi: “Khi nghe tôi nói hiến đất, nhiều người cũng bất ngờ, bởi trước đó mình cũng đã “hi sinh” một chút rồi. Gia đình tôi dù có gần 2 mẫu đất nhưng con đông (10 người con), chưa giàu có gì. Hiến đất bởi tôi nghĩ nơi đâu đường sá mở rộng là nơi đó phát triển, đời sống người dân nâng cao, trong đó có gia đình mình”.

Ông Công hiến thêm trên 1.000 m2 đất làm đường bê tông chắc chắn, rộng rãi. Nhà ông trên đường này nên khi ông hiến thì những gia đình sau cũng làm theo. Nhờ vậy con đường làng rộng rãi nối dài từ đầu xóm đến cuối xóm nhanh chóng hoàn thành, thay thế con đường cũ lầy lội trước đây.

08-37-50_vlcsnp-2019-07-18-08h13m20s808
Đường mang tên Ba Kỉnh.

Hành động cao cả là vậy, nhưng ông Công vẫn chỉ nghĩ đơn giản: “Quê tôi vẫn còn nghèo, đời sống người dân đa phần làm nông nghiệp nên chưa thể đóng góp nhiều. Là một người dân bình thường, tôi cũng lo lắng miếng cơm manh áo. Nhưng Nhà nước đã kêu gọi, chủ trương đúng đắn thì bản thân mình thiệt đi một chút cũng không sao. Tôi chỉ muốn con cháu mình đi làm ăn xa về nhìn thấy đường sá đẹp đẽ mà tự hào”.

Nhờ sự đồng lòng của người dân nên đến tháng 7/2019, xã Long Vĩnh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM, trong đó có tiêu chí đường nông thôn. Đây là xã NTM thứ 6 của huyện Gò Công Tây. Ghi nhơ sự đóng góp của ông Huỳnh Văn Công, nhân dân đã đặt tên con đường này với cái tên trìu mến: Con đường “Ba Kỉnh”.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm