| Hotline: 0983.970.780

Con gà trống mào cờ

Thứ Hai 13/02/2017 , 08:30 (GMT+7)

Lên nhà anh ruột ở Yên Bái chơi ngày 12 tháng giêng âm lịch. Sáng ngày 14, Hà đã nằng nặc bắt đứa cháu con của anh đưa ra bến để bắt xe về quê, anh trai, chị dâu giữ thế nào cũng không được.

Hà vội về, vì còn phải sửa một cái lễ thật to vào đền ngày rằm tháng giêng.

Hà là trưởng thôn Bắc. Trong 4 trưởng thôn của xã thì chỉ có Hà và Huy, trưởng thôn Đông được bầu vào Ban chấp hành. Rồi kỳ bầu cử mới, cả hai đều trở thành đại biểu HĐND xã. Nhưng tiếp theo, Huy lại được Hội đồng bầu làm chủ tịch xã, còn Hà thì không. Sự kiện đó khiến Hà uất ức. Suy đi tính lại, Hà không hiểu mình kém Huy ở điểm nào?

Mãi sau Hà mới phát hiện ra, là Huy rất chăm đi lễ bái. Thì ra vậy, các cụ vẫn bảo, muốn làm nên một sự nghiệp, thì cần phải được “âm phù, dương trợ”. Hà tuy đã được “dương trợ”, nhưng kém hẳn cái khoản “âm phù”, vì Hà chẳng chú ý gì mấy đến chuyện cầu cúng, lễ bái. Hồi giữa tháng 12 năm ngoái, ông Bí thư Đảng ủy xã được Huyện ủy điều lên làm Phó ban Dân vận, nên chức Bí thư trống.

Đến cuối tháng 2 này, Ban chấp hành sẽ có một cuộc họp bất thường để bầu bí thư mới. Chuyện đó khiến Hà khấp khởi mừng, vì ông phó bí thư sẽ nghỉ hưu trong năm nay. Những ủy viên ban chấp hành còn lại, Hà thấy họ đều kém mình. Nếu “so bó đũa lấy cột cờ”, chẳng Hà thì còn ai? Nhưng, để bù đắp vào cái khoản “âm phù” còn khiếm khuyết của mình, Hà quyết định sẽ sắm một cái lễ thật to để lễ thánh vào ngày rằm tháng giêng, vì “lễ bái quanh năm, không bằng rằm tháng giêng”.

Vị thánh mà Hà quyết định đặt lễ cầu xin là thánh đền Hẹ. Ngài tên là Ngô Đồng, đã âm phù cho thái úy Lý Thường Kiệt đánh thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt, rồi được vua Lý phong làm nhất đẳng Phúc thần, làm thành hoàng làng Hẹ, ban cho ruộng đất làm hương hỏa. Vì kiêng tên thành hoàng, nên người làng Hẹ gọi cây ngô là cây nghê, cánh đồng là cánh đường, đồng bạc là đường bạc... Con gái nơi khác về làm dâu làng Hẹ, chẳng may phạm phải hai chữ ấy, thì cứ gọi là nghe chửi ngập đầu lút mặt.

Đền Hẹ mở hội vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, trùng với ngày giỗ tổ Hùng Vương, nhưng ngay từ mùng hai mùng ba tết, người tứ xứ đã nườm nượp đến đền dâng lễ. Chọn đền Hẹ dâng lễ, Hà tin lắm. Đến quân giặc như hùm như hổ, mà ngài còn âm phù cho thua tơi tả, thì cái chức bí thư, khó quái gì mà ngài chẳng âm phù cho được, miễn là thành tâm.

Để có mâm lễ rằm tháng giêng thật trang trọng, Hà đã chuẩn bị từ trước tết. Nhà nuôi được con gà trống mào cờ đẹp tuyệt, nặng đến trên ba cân, vợ con định thịt để làm lễ cũng tổ tiên đêm giao thừa, Hà nhất định không cho, bảo “ra giêng, tao còn có một việc vô cùng quan trọng”. Quả gấc to nhất, đẹp nhất giàn cũng được bổ ra, nạo ruột cho vào tủ lạnh. Gạo nếp được lựa vô cùng cẩn thận... Ngày nào Hà cũng tự tay cho con trống mào cờ ăn, vuốt ve nó. Quả là một con gà trống đẹp, cái mào to, mây mẩy, đỏ tươi, ngự trên cái đầu trông thật hùng dũng, đi khắp các chợ vùng này cũng chưa chắc đã thấy có con nào đẹp thế. Lên Yên Bái chơi, Hà dặn vợ phải chăm nom đặc biệt đến nó.

Xế chiều, về đến nhà, nhìn quanh vườn không thấy con trống mào cờ đâu, Hà giật mình, hỏi vợ:

- Con gà trống đâu rồi mình?

Vợ Hà rầu rầu:

- Chẳng biết sao mà từ sáng đến giờ, nó không ra khỏi chuồng.

Hốt hoảng, Hà vội lao ra chuồng gà. Cả chuồng trống trơn, chỉ còn con gà trống đứng so dụi một góc. Bế nó ra, thấy cái mào cờ đỏ tươi đã biến thành màu xám ngoét, chân nó run lẩy bẩy còn mỏ thì bầy nhầy những nước. Chợt nó vươn cổ lên “tắc khú, tắc khú” mấy tiếng rồi lại rũ đầu xuống. Hà kêu lên:

- Chết rồi, nó bị rù rồi. Làm sao bây giờ?

Vợ Hà bảo:

- Hay là lấy mấy nhánh tỏi cho nó ăn, may ra nó khỏi.

- Không được, đêm nay phải làm thịt để sửa lễ đền Hẹ rồi. Cho nó ăn tỏi, thì thịt nó sẽ có mùi tỏi, làm lễ làm sao được.

- Hay là thịt bây giờ đi, nó hãy còn sống.

-Nói láo, thánh xơi gà khỏe, chứ đời nào ngài lại xơi gà rù. Đến người trần mà thấy gà rù, còn phải chôn đi nữa là. Chạy đến nhà thằng Thanh thú y, bảo nó đến đây ngay, xem nó có giúp được không?

Vợ Hà vội ba chân bốn cẳng chạy đi, lát sau về, bảo:

- Nó đi xin ấn ở đền Trần Nam Định từ trưa rồi.

- Mẹ nhà nó chứ, làm cái chân thú y, chức với tước gì mà cũng ấn với chả tín.

Chập tối hôm ấy, con gà trống mào cờ chết rũ. Như điên như cuồng, Hà đập tan tành mâm cơm, cho vợ hai cái bạt tai vạy mặt vì tội “không trông nom con gà cẩn thận”, khiến ngôi nhà buồn thảm như nhà có tang.

Sáng ngày rằm, Hà đội mâm lễ lên đền Hẹ. Mâm lễ rất tươm, chỉ hiềm con gà bé quá, bởi nhà chỉ còn con trống choai độ non một cân. Đặt mâm lễ lên bàn thờ, thắp hương xong, Hà khẩn khoản:

- Nhà con chẳng may, con gà trống mào cờ chết mất, nhưng con lòng thành, mong ngài phù hộ độ trì, cho con được như nguyện...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm