| Hotline: 0983.970.780

Cơn giận dữ của thế giới Ả rập

Thứ Hai 11/12/2017 , 11:05 (GMT+7)

Quyết định công nhận thành phố Jerusalem là thủ đô Israel của Tổng thống Mỹ Donald Trump, không ngoài dự báo, đã gây nên làn sóng phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng Hồi giáo và các quốc gia trên thế giới.

Máu đổ

Ngay sau khi Mỹ ra thông báo chính thức của ông Trump, hàng chục nghìn người ở các nước Hồi giáo và Ả rập như Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và Malaysia đã xuống đường biểu tình phản đối Mỹ, đồng thời chia sẻ sự đoàn kết với Palestine. Biểu tình đồng thời diễn ra ở nhiều nơi khác trên thế giới như Afghanistan, Tunisia, Somalia, Yemen hay Indonesia.

Người Hồi giáo nổi giận với quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel của Mỹ

Tại dải Gaza, tình hình trở nên căng thẳng khi tổ chức Hamas phóng ít nhất 3 quả tên lửa vào lãnh thổ Israel. Một trong số này bị lá chắn tên lửa Israel bắn hạ, một rơi vào thị trấn miền nam Sderot nhưng không có báo cáo về thương vong. Ngay lập tức, quân đội Israel phản ứng lại bằng các đợt ném bong và không kích vào nhiều vị trí của Hamas ở Gaza. Tin cho biết các đợt tấn công của Israel khiến 2 người thiệt mạng.

Trước đó, 2 người khác đã chết trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình Palestine với cảnh sát Israel ở Bờ Tây. Biểu tình và loạn đả kéo dài tới tận ngày hôm qua. Theo thống kê của tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine, đã có 171 người bị thương ở Bờ Tây, 60 người khác ở dải Gaza. Quân đội Israel cho biết bạo động đã xảy ra ở ít nhất 20 điểm thuộc 2 khu vực này.

Tình hình diễn biến phức tạp khi cả Hamas và Fatah đều lên tiếng chỉ trích quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel của Mỹ. Hamas đã kêu gọi tấn công vào tất cả những nơi có sự hiện diện của binh sĩ Israel. Lãnh đạo Hamas, Fathy Hammad tuyên bố: “Ai dám dời đại sứ quán tới Jerusalem là kẻ thù của người Palestine và sẽ là mục tiêu tấn công của Palestine”.

Tâm lý chống Mỹ lan rộng ở nhiều quốc gia. Reuters cho biết hôm qua, hàng nghìn người Indonesia đã biểu tình trước đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Jakarta để phản đối Washington và ông Donald Trump. Trong khi đó tại Malaysia, nhiều tiếng nói trên mạng xã hội đã kêu gọi người dân nước này tẩy chay chuỗi cửa hàng McDonald, với cáo buộc tài trợ cho Israel. Tại Lebanon, cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay và vòi rồng giải tán đám đông biểu tình trước đại sứ quán Mỹ ở thủ đô nước này. Người biểu tình ở đây đã đốt cờ Mỹ và Israel cùng hình nộm của ông Trump. Tổ chức vũ trang Hezbollah từ trước đó đã kêu gọi tấn công Israel để phản ứng lại quyết định của Mỹ.
 

Washington bị cô lập

Theo Reuters, quyết định của Tổng thống Donald Trump đã khiến thế giới Ả rập, trong khi các đồng minh châu Âu cũng phiền lòng. Tại cuộc họp khẩu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau thông báo của Nhà Trắng về Jarusalem, Mỹ đã bị các quốc gia thành viên chỉ trích mạnh mẽ.

Tin cho biết Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas sẽ huỷ cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, dự kiến trong ngày 19/12 khi ông Pence tới Trung Đông. Một cuộc gặp khác của ông Pence với Giáo hội Chính thống giáo Copt ở Ai Cập cũng bị huỷ bỏ. Trong thông báo phát đi sau cuộc họp khẩn tối ngày Thứ Bảy 9/12, Liên đoàn Ả rập (AL) cho biết, sẽ thuyết phục Mỹ thay đổi quyết định về Jerusalem. Một thành viên cao cấp của AL cho biết, quyết định của ông Trump không khác nào “món quà với chủ nghĩa cực đoan”.

Theo AFP, Palestine đã tuyên bố sẽ tìm quốc gia khác làm người bảo trợ cho tiến trình đàm phán tái lập hoà bình Trung Đông. Bộ Ngoại giao Palestine cho biết Mỹ không còn xứng đáng làm người điều phối khi đã thể hiện vị trí nghiêng về một bên trong tiến trình đàm phán. Lebanon thậm chí kêu gọi cộng đồng quốc tế cô lập, tiến tới trừng phạt Mỹ cả về chính trị, kinh tế và thương mại.

Theo AFP, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã điện đàm với một loạt lãnh đạo các nước Ả rập và phương Tây. Ông Erdogan và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thống nhất sẽ thuyết phục Tổng thống Donald Trump thay đổi quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

(Theo Reuters, AFP, DW)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm